Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là điều cần thiết.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Truyện đọc: “Truyện kể từ trang trại”.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc thể hiện như thế nào?
- Hai bàn tay của cha và anh tôi dày lên, chai sạn vì phát cây và cuốc đất.
- Bất kể thời tiết khắc nghiệt, không bao giờ rời “trận địa”.
- Đấu tranh gay go quyết liệt.
- Kiên trì bền bỉ của cha.
b) Những việc làm chứng tỏ nhân vật “tôi “ đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?
- Tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và ang trồng.
- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuống gà bé nhỏ.
- Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.
- Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập…
- Sự lao động của cha và anh là tấm gương để học tập và noi theo.
c) Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào về điều gì về gia đình, dòng họ của mình.
- Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống biết ơn những gì được hưởng.
- Gia đình, dòng họ của em có truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao, có truyền thống làm áo cưới. Em rất tự hào về gia đình và dòng họ của em.
d) Chúng ta phải sống thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- Muốn phát huy truyền thống gia đình, dòng họ trước hết chúng ta phải bảo vệ, phát triển truyền thống đó.
2. Nội dung bài học
- Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, văn hóa, đạo đức…
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống, làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Học sinh phải trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống, sống trong sạch, lương thiện và không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình.
Em có đồng tình với cách nghĩ của Hiên không? Tại sao?
Bài tập b: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
- Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ, ông bà tổ tiên.
- Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
- Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
Bài tập c: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Dự kiến em sẽ tiếp tục làm gì?
=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Xem thêm bài viết khác
- Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?
- Bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Em hãy kể lại một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em với các bạn hoặc với người xung quanh?
- Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?
- Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ?
- Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.
- Hãy ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết.
- Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?
- Trong các ảnh sau đây, theo em, bức ảnh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?
- Đáp án đề 7 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 10)