Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Trong cuộc sống của chúng ta, khi làm bất cứ điều gì cũng cần phải xác định được mục đích của mình từ đó vạch ra kế hoạch để cố gắng hoàn thành mục đích đó. Chúng ta không nên sống một cách buông thả đến đâu hay đến đó bởi như vậy rất khó có thể thực hiện được những gì mà mình đã đặt ra. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Thông tin
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em có nhận xét gì về nội dung lịch làm việc hàng ngày trong tuần của bạn Nguyễn Hải Bình, làm việc gì? Kế hoạch hợp lí chưa.
- Nội dung của kế hoạch là học tập, tự học, vui chơi, giải trí, giúp gia đình.
- Kế hoạch chưa hợp lí như: lao động giúp gia đình quá ít, xem ti vi quá nhiều, thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục.
b) Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình.
- Bình có ý thức tự giác, tự chủ cao.
- Chủ động làm việc có kế hoạch, không cần ai nhắc nhở
c) Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
- Chủ động trong công việc.
- Không lảng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
d) Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì?
* Làm việc có kế hoạch có lợi:
- Rèn luyện ý chí nghị lực.
- Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.
- Kết quả học tập tốt.
- Cha mẹ, thầy cô yêu quí.
* Làm việc không có kế hoạch sẽ có hại như:
- Dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao.
- Kết quả học tập kém.
- Không hoàn thành công việc.
2. Nội dung bài học
* Khái niệm: Sống làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ , sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi người biết thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.
* Ý nghĩa: giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
* Rèn luyện tính tự tin:
- Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động , nghỉ ngơi giúp gia đình.
- Vượt khó, quyết tâm, kiên trì , sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
Bài tập b: Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh) và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.
Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh và Phi Hùng ?
Bài tập c: Em hãy so sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh và nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.
Bài tập d: Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.
Em đồng tình hay phản đối ? Vì sao ?
Bài tập đ: Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không ? Vì sao ?
Bài tập e: Hãy trao đổi trước nhóm, tổ (hoặc lớp) về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc của cá nhân hàng tuần. Phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt kế hoạch đó.
=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
Xem thêm bài viết khác
- Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Dự kiến em sẽ tiếp tục làm gì?
- Theo em, học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
- Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
- Giải thích câu thành ngữ: “Rừng vàng, biển bạc”.
- Bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Bài 8: Khoan dung
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 8)
- Hãy kể một số việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, làng xóm láng giềng, người trên đường phố…)
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 10)
- Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình.
- Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không ? Vì sao ?
- Bài 3: Tự trọng