Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
Đạo đức là một trong những tính cách và giá trị của một con người. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Kỉ luật là những quy định chung của tập thể, cộng đồng yêu cầu mọi người phải tuân theo. Để hiểu rõ hơn hai đức tính này, mời các bạn đến với bài học “đạo đức và kỉ luật”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện:
“Đạo đức và kỉ luật”.
* Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao?
Những việc làm chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao đó là:
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo hộ lao động trong khi làm việc.
- Phải trải qua huấn luyện, đào tạo quy trình kĩ thuật, nhất là về an toàn lao động mới được làm việc.
b. Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc?
- Những việc làm của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc là:
- Làm việc trong những ngày mưa rét, ướt hết quần áo để giải phóng mặt đường trong ngày bão đổ cây.
- Làm việc vất vả, thầm lặng lương không cao nhưng anh và đồng đội vẫn vui vẻ và hoàn thành nhiệm vụ.
- Anh không bao giờ đi muộn, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm…
c. Để trở thành người sống có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân thủ kỉ luật?
- Bởi vì: Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
2. Nội dung bài học:
* Các khái niệm:
- Đạo đức là Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
- Kỉ luật la những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất về hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
* Mối quan hệ đạo đức và kỉ luật:
- Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.
* Ý nghĩa: Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Trong những hành vi dưới đây, theo em hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật?
Bài tập b: Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của các bạn học sinh hiện nay và tác hại của nó?
Bài tập c: Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn là học sinh ở lớp thiếu ý thức kỉ luật.
- Em có đồg ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- Nếu em học cùng lớp với Tuấn em sẽ làm gì để Tuấn có thể tham gia được các hoạt động tập thể lớp trong những ngày chủ nhật?
Bài tập d: Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh?
Xem thêm bài viết khác
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 8)
- Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
- Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
- Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em?
- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Trong các ảnh sau đây, theo em, bức ảnh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?
- Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người.
- Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.
- Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch