Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài học "quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo". Thông qua bài học này, hi vọng các bạn sẽ biết thêm một số tôn giáo ở nước ta cũng như các chính sách quy định của nhà nước về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Thông tin, sự kiện: "Tình hình tôn giáo ở Việt Nam"
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết.
- Phật giáo (đạo phật)
- Thiên chúa giáo (đạo thiên chúa)
- Cao đài
- Hòa hảo
- Tin lành
- Hồi giáo
b) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào…
c) Thế nào là mê tín dị đoan? Tại sao phải chống mê tín dị đoan?
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng…
d) Pháp luật của Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng?
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tin ngưỡng hay tôn giáo nào
- Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
- Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
e) Theo em, tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào?
- Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo có hệ thống tổ chức, sùng bái thần linh và hình thức lễ nghi..
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng…
2. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí
- Ví dụ: Tin vào thần linh, thượng đế…
- Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức…
- Ví dụ: Đạo phật, thiên chúa giáo…
- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu.
- Ví dụ: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.
* Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa.
- Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở.
* Trách nhiệm chúng ta:
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ…
- Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Theo em, người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không ?
Bài tập b: Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
Bài tập c: Những hành vị như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn gỉáo ? Cho ví dụ.
Bài tập d: Chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta đã quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?
Bài tập đ: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?
Bài tập e: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín dị đoan ?
(1) Xem bói ;
(2) Xin thẻ ;
(3) Lên đồng ;
(4) Yểm bùa ;
(5) Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao ;
(6) Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên ;
(7) Đi lễ chùa ;
(8) Đi lễ nhà thờ.
Bài tập g: Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không ? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?
=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án đề 1 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 8
- Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
- Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan, du lịch.
- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- GDCD 8: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 1)
- Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?
- Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?
- Bài 11: Tự tin
- Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình,
- Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ?
- Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.
- Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo