Giải bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
Giải bài 32A: Em yêu đường sắt quê em - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 143. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
a. Hai em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì? ở đâu?
b. Tình huống trong tranh có gì nguy hiểm với hai em?
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
a. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
b. Kể lại việc Út Vịnh đã làm để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
c. Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
d. Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
6. Trả lời câu hỏi: Em học tập ở Út Vịnh được điều gì?
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau?
Dấu chấm và dấu phẩy
"Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dâu chẫm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."
3. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em.
Gợi ý:
Vào giờ ra chơi, dân trường như thế nào?
Các bạn học sinh trong trường thường chơi những trò chơi gì?
Em thường chơi trò chơi gì? Chơi với ai?....
4. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn em vừa viết:
Tùng...tùng....tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích. Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê. Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây. Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở. Riêng em, em thích chơi đánh chuyền. Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền....
6. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng:
Tên cơ quan, đơn vị | Bộ phận thứ nhất | Bộ phận thứ hai | Bộ phận thứ ba |
a. Trường Tiểu học Bế Văn Đàn | Trường | Tiểu học | Bế Văn Đàn |
b. Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết | |||
c. Công ty Dầu khí Biển Đông |
7. Viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng:
- Nhà hát tuổi trẻ
- Trường mầm non sao mai
- Nhà xuất bản giáo dục việt nam
C. Hoạt động ứng dụng
Cùng người lớn chơi trò chơi: Điến đùng dấu phẩy trong câu
Một người đọc câu văn có chứa dấu phẩy, người kia ghi lại câu đó, chú ý điền dấu phẩy cho đúng.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm tên riêng bị viết sai trông đoạn thơ và viết lại vào vở cho đúng
- Chọn ý đúng để trả lời: Vì sao đê tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?
- Dựa theo dàn ý đã lập, trình bày miệng (trong nhóm, trước lớp) một đoạn trong bài
- Kể tên ba bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua. Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên.
- Giải bài 25B: Không quên cội nguồn
- Viết vào phiếu học tập một sô tên người, tên địa lí mà em biết
- Đọc thầm mẩu chuyện vui sau và tìm các tên riêng có trong mẩu chuyện trên và viết vào vở?
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ "góp giỗ Liễu Thăng"? Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh đã diễn ra như thế nào?
- Nói về sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng:
- Chép vào vở tên các cơ quan, tổ “Công ước về quyền trẻ em”
- Hỏi người thân về quyền trẻ em
- Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng: