Giải bài 39 hóa học 12: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom
Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. KhoaHoc chia sẻ tới các bạn Bài 39: Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về tính chất hóa học của sắt, đồng, crom và một số hợp chất quan trọng của chúng
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của sắt và một số hợp chất quan trọng
a, Sắt có tính khử trung bình
- Tác dụng với phi kim:
2Fe + 3Cl2
- Tác dụng với axit:
Fe + 2HCl
Fe + 4HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch muối:
Fe + CuSO4
b, Một số hợp chất của sắt
Sắt (II) hiđroxit - Fe(OH)2: là chất rắn màu trắng , hơi xanh, không tan trong nước.
- Điều chế: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
- Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ nâu đỏ.
Muối sắt (II):
- Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá tạo thành muối sắt (III)
FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
- Điều chế: Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2. Tính chất hóa học của đồng và một số hợp chất quan trọng
a, Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.
- Tác dụng với phi kim
Cu + O2
- Tác dụng với axit: không khử được nước và ion H+ trong dd HCl, H2SO4 loãng
3Cu + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
b, Một số hợp chất quan trọng của đồng
Đồng (II) hiđroxit - Cu(OH)2
- Cu(OH)2 là chất rắn màu xanh, không tan trong nước.
- Cu(OH)2 là một bazơ: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
- Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 →(to) CuO + H2O
Muối đồng (II)
- Các dung dịch muối đồng đều có màu xanh
CuSO4.5H2O →(to) CuSO4 + 5H2O
(màu xanh) (màu trắng)
3. Tính chất hóa học của crom và một số hợp chất quan trọng
a, Crom có tính khử mạnh hơn sắt
- Tác dụng với các phi kim cở nhiệt độ cao trừ flo:
2Cr + 3Cl2 →(to) 2 CrCl3
- Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
- Tác dụng với axit: tạo thành muối crom (II)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
- Chú ý: Crom thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội
b, Một số hợp chất quan trọng của crom
Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh nhạt.
- Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính
Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Muối crom (VI): Là những hợp chất bền
- Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
- Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
- Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.
Cr2O72- + H2O → 2CrO42- + 2H+
(da cam) (vàng)
B. Giải thí nghiệm SGK trang 168
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
- Nhận xét màu của dung dịch mới tạo thành khi phản ứng gần kết thúc (lúc bọt khí sủi lên chậm).
- Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
- Quan sát màu kết tủa thu được.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Giải thích, viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 4. Phản ứng của đồng với H2SO4 đặc nóng
- Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Tiếp tục quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 8 bài 4 Luyện tập: Este và chất béo
- Giải câu 6 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giải câu 3 Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
- Giải bài 5 hóa học 12: Glucozơ
- Giải câu 1 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Giải câu 8 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải câu 3 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải câu 5 bài 6 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
- Giải thí nghiệm 3 Bài 16: Thực hành một số tính chất của protein và vật liệu polime
- Giải bài 30 hóa học 12: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
- Giải câu 5 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
- Giải câu 4 Bài 21: Điều chế kim loại