Giải câu 5 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
Câu 5. (Trang 101 SGK)
Để làm sạch một mẫu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thuỷ ngân này trong dung dịch HgSO4 dư.
a) Hãy giải thích phương pháp làm sạch và viết các phương trình hoá học.
b) Nếu bạc có lẫn tạp chất là các kim loại nói trên, bằng phương pháp nào có thể loại được tạp chất? Viết phương trình hoá học.
Bài làm:
a) Do kẽm, thiếc, chì là cá kim loại mạnh hơn thủy ngân, nên khi tác dụng với dung dịch muối thủy ngân các kim loại này sẽ đẩy ion thủy ngân ra khỏi muối. Như vậy mẫu Hg không còn lẫn tạp chất nữa.
Zn + HgSO4 → ZnSO4 + Hg
Sn + HgSO4 → SnSO4 + Hg
Pb + HgSO4 → PbSO4 + Hg
b) Tương tự với bạc, ta sẽ cho mẫu bạc này ngâm trong dung dịch AgNO3 dư để loại bỏ tạp chất.
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Sn + 2AgNO3 → Sn(NO3)2 + 2Ag
Pb + 2AgNO3 → Pb(NO3)2 + 2Ag
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Giải câu 3 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Giải câu 4 Bài 10 : Amino axit
- Giải câu 2 bài Este
- Giải câu 5 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Giải bài 45 hóa học 12: Hóa học và vấn đề môi trường
- Giải câu 1 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Giải câu 5 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Giải câu 3 Bài 32: Hợp chất của sắt
- Giải câu 6 Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
- Giải câu 9 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Giải câu 6 Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng