Khoa học tự nhiên 9 Bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 199". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Em/nhóm em đề xuất sơ đồ quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật trên có thể như thế nào? con người có những biện pháp gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học của vùng biển nói trên?
B-C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập
I. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng 66.1.
STT | Tên sinh vật | Môi trường sống |
1 | Cây hoa hồng | Đất – không khí (môi trường trên cạn) |
2 | Cá chép | |
3 | Sán lá gan | |
4 | ||
5 |
Em hãy điền các nhân tố sih thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng sau:
Nhân tố vô sinh | Nhân tố hữu sinh | |
Nhân tố con người | Nhân tố các sinh vật khác | |
II. Hệ sinh thái
1. Quần thể sinh vật
Em hãy đánh dấu x vào ô trống trong bảng 66.3 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.
Ví dụ | quần thể | không phải quần thể |
1. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới. | ||
2. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi Đông Bắc Việt Nam | ||
3. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. | ||
4. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. | ||
5. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và chuột cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. |
2. Quần xã sinh vật
- Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
- Điền vào chỗ chấm, sử dụng các từ gợi ý: mật độ cá thể, quan trọng, có ở nhiều hơn hẳn, mức độ phong phú, địa điểm bắt gặp.
Đặc điểm | Các chỉ số | Thể hiện |
Số lượng các loài trong quần xã | Độ đa dạng | …………………..về số lượng loài trong quần xã |
Độ nhiều | ………………của từng loài trong quần xã | |
Độ thường gặp | Tỉ lệ % số ………..một loài trong tổng số địa điểm quan sát | |
Thành phần loài trong quần xã | Loài ưu thế | Loài đóng vai trò ……………trong quần xã |
Loài đặc trưng | Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc ………….các loài khác |
3. Chuỗi thức ăn
Quan sát hình 66.2 và thực hiện bài tập sau
- Chuột ăn thức ăn gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điển nội dung phù hợp vào chỗ trống trong chuỗi thức ăn sau:
(thức ăn của chuột) (động vật ăn thịt chuột)
............................--> chuột --> .....................
- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp cào chỗ trống của các chuỗi thức ăn sau:
............................--> bọ ngựa --> .....................
............................--> Sâu --> .....................
............................--> ...... --> .....................
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ dinh dưỡng giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
4. Lưới thức ăn
Quan sát hình 66.2, trả lời câu hỏi:
- Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
- Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
III. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái
Câu hỏi thảo luận:
- Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa?
- Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
- Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì?
IV. Trả lời các câu hỏi/bài tập sau
1. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng nước. Hãy sắp xếp các nhóm nhân tố đó vào các nhóm nhân tố sinh thái.
2. Các sinh vật khác loài thường có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch, em hãy cho biết trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch.
Bảng 66.5
STT | Ví dụ | Hỗ trợ | Đối địch |
1 | - Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. | ||
2 | - Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. | ||
3 | - Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. | ||
4 | - Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. | ||
5 | - Địa y sống bám trên cành cây. | ||
6 | - Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. | ||
7 | - Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. | ||
8 | - Giun đũa sống trong ruột người. | ||
9 | - Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu | ||
10 | - Cây nắp ấm bắt côn trùng. |
3. Trong những đặc điểm dưới đây, đánh dấu x vào những đặc điểm nào ở quần thể người, những đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật khác.
Bảng 66.6
Đặc điểm | Quần thể người | Quần thể sinh vật khác |
Giới tính | ||
Lứa tuổi | ||
Mật độ | ||
Sinh sản | ||
Tử vong | ||
Pháp luật | ||
Kinh tế | ||
Hôn nhân | ||
Giáo dục | ||
Văn hóa |
4. Trong một mẻ lưới đánh cá, thống kê được tỉ lệ cá ở các nhóm tuổi khác nhau như sau:
- nhóm tuổi trước sinh sản: 300 con
- nhóm tuổi sinh sản: 150 con
- nhóm tuổi sau sinh sản: 50 con
a, Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn tháp tuổi của quần thể cá nói trên.
b, có nên tiếp tục đánh bắt loại cá này với cường độ như trước đây không? Vì sao?
5. Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:
- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- Mè hoa; ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặn và nước giữa
- Trôi: ăn vụ hữu cơ, sống ở tầng đáy
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài này trong 1 ao được không? Vì sao?
6. Hãy vẽ lưới thức ăn trong đó có các sinh vật:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
(dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
D. Hoạt động vận dụng
- Em và các bạn trong nhóm hãy vẽ tranh tuyên truyền và đề xuất các biện pháp về việc cần bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
- Em cùng nhóm bạn tìm hiểu thành phần của một hệ sinh thái nơi em và các bạn ở.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tập thuyết trình về tác động của con người tới các hệ sinh thái tự nhiên. Làm thế nào để giữ được sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững?
- Em hãy tìm đọc trong sách báo, internet về "Dấu chân sinh thái" và viết bài báo cáo, chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy ghép thành phần ở cột B với thành phần ở cột A để được một câu đúng
- Sử dụng quy ước dấu: vật thật d > 0, vật ảo d < 0
- Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca,... khi tác dụng với dung dịch muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối?
- Cho mạch điện có sơ đồ như hình 13.2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U=9 V, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Điều chỉnh biến trở Rb có giá trị 10 ôm để vôn kế chỉ 3V. Khi đó số chỉ của ampe kế là
- Hãy nêu lí do tại sao người ta chế tạo các loại đồng hồ đo như vậy? Trong thực tế còn có những loại đồng hồ đo các đại lượng điện nào khác?
- Giải VNEN khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen
- Một bóng đèn khi đang được thắp sáng có điện trở 12 ôm, cường độ dòng điện chạy qua là 0,5 A. Khi đo hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây tóc là
- 1. Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen, nhóm em hãy bố trí một thí nghiệm lai giống (động vật, thực vật) hoặc điều tra khảo sát về tính trạng/bệnh di truyền ở địa phương.
- Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dd CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
- Một bàn là điện loại 220 V - 1100 W, biết dây đốt nóng có chiều dài 1,2 m và tiết diện 0,03 mm vuông. Dây đốt nóng của bàn là này làm bằng chất có điện trở suất bằng bao nhiêu?
- Giải câu 1 trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm I,II, VII. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố cho dưới đây và cho biết các nguyên tố đó thuộc nhóm nào?