Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc

208 lượt xem

Soạn GDCD VNEN 9 bài 11: Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc - Sách VNEN GDCD lớp 9 trang 92. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

Cả lớp cùng hát bài "Khát vọng tuổi trẻ" - tác giả Vũ Hoàng

Thảo luận:

  • Theo em, nội dung bài hát nói lên điều gì?
  • Em có suy nghĩ gì về lời bài hát "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay"?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về xây dựng và bảo vệ tổ quốc

a. Đọc câu chuyện "Thánh Gióng" và trả lời câu hỏi:

Theo em, sức mạnh nào đã giúp một đứa bé lên ba (chưa hề biết đi) vùng dậy, vươn vai trở thành một tráng sĩ anh hùng?

Từ hành động của cậu bé Gióng, em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân?

=> Xem hướng dẫn giải

b. Thảo luận các ý kiến về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới đây

(bảng trang 93 sgk)

=> Xem hướng dẫn giải

c. Từ kết quả thảo luận trên, em hãy chia sẻ quan điểm của mình về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm hiểu các biểu hiện của người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chỉ ra những biểu hiện cụ thể người có trách nhiệm và người thiếu trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Biểu hiện của người có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốcBiểu hiện của người không có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

a. Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một cán bộ đoàn đã đưa ra chương trình hành động của thanh niên trong thời kì mới. Hãy thảo luận và chia sẻ suy nghĩ của em về chương trình hành động này:

(sgk trang 95, 96)

=> Xem hướng dẫn giải

b. Theo em, thanh niên là lực lượng nòng cọt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì những lí do nào sau đây?

A. Thanh niên là nhóm tiêu xài, hưởng thụ lớn nhất trong xã hội

B. Thanh niên là những người có sức khoẻ, có tri thức

C. Thanh niên là lực lượng dễ tiếp thu cái mới và cái luôn sáng tạo

D. Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước

E. Thanh niên là những người giàu kinh nghiệm và có thu nhập cao

G. Thanh niên là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện

H. Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt của xã hội

I. Thanh niên là những người giàu ước mơ, nhiệt tình trong mọi công việc.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Cùng hành động xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Đọc năm điều Bác Hồ dạy thanh niên, thảo luận đưa ra kế hoach học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân thực hiện năm điều đó.

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do:

A. Tình cảm dành cho những người thân, gia đình chắp cánh cho tình yêu quê hương, tình yêu đất nước

B. Người yêu tổ quốc trước hết phải biết yêu bản thân, yêu gia đình

C. Những người có hành vi tàn phá môi trường, tham ô, lãng phí là những người không yêu nước

D. Cách tốt nhất để bảo vệ đất nước là xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

E. Chỉ có những người đã chiến đấu và ngã xuống, hi sinh vì tổ quốc mới thực sự là những người yêu nước.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Khi thảo luận về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay, bạn Thanh cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước ở trong hoàn cảnh chiến tranh. Theo em, ý kiến của bạn Thanh đúng hay sai? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Xác định trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của thanh niên

a. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: (Tình huống trang 97 sgk)

Em có đồng ý với quan điểm trên của Hùng không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

b. Thông qua câu chuyện, tình huống đã học và từ thực tế cuộc sống, em hãy cho biết thanh niên cần phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm hành vi, thái độ góp phần thực hiện tổt trách nhiệm xây dựng tổ quốc

A. Chăm chỉ, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động

B. Sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội

C. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, có lí tưởng sống đúng đắn

D. Khi được giao nhiệm vụ thì nên chọn những việc nhẹ nhàng, phù hợp với sở thích của bản thân

E. Luôn quan tâm đến tình hình mọi mặt của quê hương, đât nước

G. Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.

H. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

I. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc

K. Tích cực giữ gìn, thừa kế và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

L. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, lối sống thực dụng, đề cao hưởng thụ.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

Tuổi trẻ chung tay hành động

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói "Thế hệ cha anh đã rửa được nỗi nhục đất nước, thế hệ ngày nay phải rửa được nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu"

  • Em có suy nghĩ gì về câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp? Là một học sinh em và các bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
  • Hãy viết một bài hùng biện khoảng 200 chữ thuyết trình về nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì mới.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu một số tấm gương về các anh hùng dân tộc có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết cảm nghĩ của mình về một trong các nhân vật đó

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội