Soạn văn 6 VNEN bài 12: Treo biển
Soạn văn bài:Treo biển - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 77. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Kể tên một số truyện cười mà em biết. Kể lại một trong số những truyện cười đó.
2. Theo em mục địch của truyện cười là gì? Vì sao truyện cười lại làm cho mọi người thích thú.
B. Đọc hiểu hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Treo biển sgk tr 79
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Thảo luận:
(1) Trong truyện Treo biển, nhân vật nào bị chê cười?
(2) Nhân vật bị chê cười vì điều gì?
(3) Trong truyện, chi tiết nào gây cười rõ nét nhất?
(4) Qua truyện cười treo biển, tác giả dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì?
b. Qua việc tìm hiểu truyện Treo biển, hãy cho biết: Thế nào là truyện cười( Đối tượng, mục đích, nghệ thuật gây cười,..)?
3. Tìm hiểu về số từ và lượng từ
a. Đọc các câu sau, chú ý những từ in đậm và thực hiện yêu cầu ở dưới:
a1. (…) Chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến…
a2. Hai chàng tâu đồ hỏi sính lễ cần sắm những gì, vua bảo:” Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
a3. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức.
(1) Viết vào ô trống những số từ chỉ từ chỉ số lượng hay thứ tự trong các câu trên:
Câu | Số từ chỉ số lượng | Số từ chỉ thứ tự |
(2) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để nắm vững đặc điểm (về ý nghĩa và vị trí) của số từ:
- Về ý nghĩa: Số từ là những từ chỉ………………
- Về vị trí trong cụm từ: Số từ chỉ số lượng thường đứng…......danh từ; số từ chỉ thứ tự đứng………… danh từ.
b. Đọc câu và đoạn trích dưới đây, chú ý các từ in đậm:
- Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:…
- Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh,quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
Thảo luận: gọi các từ những, các, cả, mấy, vài,... là các lượng từ (từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật). Hãy xác định những lượng từ trong các tập hợp dưới đây. Giải thích vì sao lại xác định như vậy.
- những, các, vài, mấy, dăm, mươi,....
- trăm, nghìn, triệu,...
- khối, đống, tá, chục,...
4. Tìm hiểu về các đặc điểm, cách thức kể chuyện tưởng tượng.
a. Xem lại truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( hoạt động tìm tòi mở rộng, bài 11) và cho biết: Trong truyện, những chi tiết nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào được tưởng tượng ra?
b. Cho biết các tình huống dưới đây, tình huống nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào cần được kể lại theo cách thức kể chuyện tưởng tượng?
- Một đêm nằm mơ, em vươn vai bỗng trở thành Thánh Gióng.
- Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh trong điều kiện hiện nay.
- Chuyện cô Tấm luôn được ông Bụt hiện lên cứu giúp.
- Một người bạn tốt chẳng mai bị bà phù thủy biến thành cá.
c. Xem lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chân, Tay, tai, Mắt, Miệng,... và cho biết: Muốn kể chuyện tưởng tượng hấp dẫn, cần phải làm gì?
C. Hoạt động luyện tập
1. Thi kể chuyện cười.
2. Xác định số từ và lượng từ trong từng đoạn trích sau đây:
… Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi..... là nhịp cánh...
3. Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Dựa vào các tình huống kể chuyện tưởng tượng vừa nêu ở Hoạt động hình thành kiến thức câu 4, mục b, hãy tự đề văn kể chuyện tưởng tượng và lập dàn ý cho đề văn đó.
4. Luyện tập viết bài văn kể chuyện đời thường.
Chọn và thực hiện những một trong các đề văn sau:
a. Hằng ngày em gặp hoặc được kể nghe rất nhiều chuyện người thật việc thật. hãy kể lại một trong số những câu chuyện đó.
b. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu nhầm,...)
c. Kể về một cuộc gặp gỡ( gặp lại người thân, đi thăm các chú bộ đội, gặp một bạn thiếu nhi nhà ngheo vượt khó,...)
D. Hoạt động vận dụng
1. Gỉa sử em là người bán cá, hãy nêu lại cách sửa lại cái biển theo ý của mình và giải thích vì sao lại sửa như vậy.
2. Cho đề văn sau: Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau em trở về thăm trường Tiểu học hoặc trường Trung học cơ sở của mình.
Viết một đoạn văn tưởng tượng theo đề trên, trong đó sử dụng sơ từ và lượng từ. Gạch chân số từ và lượng từ trong bài.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hỏi người thân: Chủ kiến là gì? Vì sao cần giữ chủ kiến khi nghe người khác góp ý?
Xem thêm bài viết khác
- Xem lại truyện Thạch Sanh (bài 6), thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp.
- Em hiểu thế nào là chủ đề của văn bản? Thử xác định chủ đề của một văn bản truyện mà em đã nghe đã đọc
- Soạn văn 6 VNEN bài 6: Thạch Sanh
- Xem lại truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( hoạt động tìm tòi mở rộng, bài 11) và cho biết: Trong truyện, những chi tiết nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào được tưởng tượng ra
- Theo dõi phần 1 của văn bản để hoàn thành bảng. Theo dõi phần 2 của văn bản (từ "Một lần, có người đến gõ cửa" đến "xứng với lòng ta mong mỏi") tra lời các câu hỏi sau
- Cho đề văn sau: Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau em trở về thăm trường Tiểu học hoặc trường Trung học cơ sở của mình.
- Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?
- Nếu thiếu các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
- 2* Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống để minh họa cho thành ngữ.
- Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
- Tìm hiểu ý và lập dàn ý cho một đề ở mục a.
- Tìm 2-3 tình huống thực tiễn trong cuộc sống mà em cần vận dụng phương thức tự sự để giải quyết tình huống đó