Soạn văn 6 VNEN bài 17: Bài học đường đời đầu tiên.
Soạn văn bài: Bài học đường đời đầu tiên.- Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 3. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Ở tiểu học, các em đã được học một bài về nhân vật Dế Mèn. Hãy nhớ lại tên bài và nội dung khái quát của bài học đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau : Bài học đường đời đầu tiên.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Tóm tắt nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên
b. Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn là gì ?
c. Đọc kĩ đoạn văn từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi", ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, tính cách của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự miêu tả, cách dùng từ trong đoạn văn.
d. Đọc tiếp đoạn từ " bên hàng xóm tôi" đến hết bài và trả lời câu hỏi :
- (1) Dế Mèn đã làm gì khiến mình ân hận suốt đời ?
- (2) Bài học gì mà Dế Mèn phải ghi nhớ suốt đời là gì ?
e. Thảo luận và trả lời câu hỏi :
- (1) Năng lực quán sát của nhà văn Tô Hoài khi miêu tả các nhân vật Dế Mèn, Dế Choắt và Chị Cốc được thể hiện như thế nào qua đoạn trích ?
- (2) Nhận xét về năng lực sử dụng từ ngữ miêu tả của nhà văn. Lấy ví dụ minh họa.
- (3) Nêu ý kiến của em về nghệ tuật miêu tả xen kẽ với kể chuyện của tác giả trong bài đọc.
3. Tìm hiểu về phó từ.
a. Đọc văn bản sau chú ý các từ in đậm để thực hiện các yêu cầu :
"Cái chàng Dế Choắt , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại còn ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm đươc), có một cái hang cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi ".
(1)
Tìm các từ in đậm đứng trước hoặc sau động từ, tính từ (cả đứng trước hoặc sau danh từ khi danh từ đó được dùng như động từ, tính từ) viết vào vở bài tập các ý dưới đây:
- Các từ đứng trước động từ, tính từ:
- Các từ đứng sau động từ, tinh từ:
(2) Nêu tác dụng của các từ in đậm:( bổ sung ý nghĩa cho những từ loại nào?...
(3) Gọi các từ in đậm trên là phó từ, tìm các từ ngữ cần điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phó từ. Viết lại vào vở bài tập.
- Phó từ là những từ đi kèm......, có tác dụng....
- Phó từ có thể đứng ..... động từ, tính từ.
b. Nối các phó từ (cột phải) phù hợp với ý nghĩa, chức năng (cột trái)
a.Chỉ quan hệ thời gian | (1) Cũng, vẫn, cứ,… |
b. Chỉ mức độ | (2) không, chưa, chẳng,… |
c. Chỉ sự tiếp diễn tương tự | (3) đã, đang, sẽ,…. |
d.Chỉ sự phủ định. | (4) rất, khae, hơi, lắm |
e. Chỉ sự cầu khiến | (5) cần, phải, nên,.. |
g.Chỉ khả năng | (6) rồi(làm rồi), ra(sáng ra), lên, xuống, đi |
h. Chỉ kết quả và hướng | (7) hãy, đừng, chớ |
4. Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
a. Trong Bài học đường đời đầu tiên, có thể bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc,... được không? Vì sao? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.
b. Để viết được đoạn văn miêu tả, người viết cần phải làm những gì?
A. Quan sát để phát hiện các dấu hiệu chi tiết của đối tượng.
B. Lựa chọn các chi tiết nổi bật
C. Sắp xếp các chi tiết theo định hướng của bào viết
D. Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc
c.Viết tiếp vào những chố trống sau để hoàn thành đoạn văn nói về mục đích, yêu cầu của văn miêu tả. (Làm vào vở bài tập)
- Văn miêu tả là đoạn văn nhằm tài hiện đối tượng (con người, cảnh vật) làm cho cảnh vật con người như...............
- Văn miêu tả yêu cầu người viết phải.........
C. Hoạt động luyện tập.
1. Trò chơi: đóng vai các các nhân vật trong bài học.
2. Tìm các phó từ đứng trước và đứng sau động từ theo mô hình sau:
Phó từ đứng trước | Động từ, tính từ | Phó từ đứng sau |
M: đã | Học | xong |
Tốt | ||
3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Tìm phó từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của chúng theo mẫu sau:
Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!
Câu | Phó từ | Ý nghĩa |
1 | M: đã | chỉ thời gian |
4. Viết đoạn văn(khoảng 10-15 dòng) miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo tưởng tượng của em.
5. Tả lại gương mặt của một bạn trong lớp khi bạn say sưa đọc bài ( tả những nét chính trong khoảng 5-6 dòng)
D. Hoạt động vận dụng.
1. Theo em Dế Mèn nên làm gi cho Dế Choắt trước khi tai họa xảy ra để bản thân không ân hận.
2. Quan sát những sinh vật nhỏ bé xung quanh ngôi nhà của em ( chẳng hạn: con kiến, con thạch sùng, con nhện,…). Có thể tìm được hiểu và quan sát quan sát qua internet. Chép lại những chi tiết em quan sát được
3. Rút được bài học ứng xử cho bản thân qua câu chuyện Dế Mèn.
Xem thêm bài viết khác
- Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo Tổ Quốc:
- Gạch dưới các câu trần thuật có trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được.
- Quan sát các hình ảnh sau và trao đổi về quang cảnh một dòng sông hoặc khu rừng mà em biết?
- Soạn văn 6 VNEN bài 20: Vượt thác
- Vì sao trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, tác giả không kể lần thức dậy thứ 2 của anh đội viên?....
- Nêu suy nghĩa và cảm xúc của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ
- Miêu tả một phong cảnh gần gũi, thân thuộc của quê hương em (ví dụ cảnh dòng sông, cây đa, bến nước, ngôi đình; hoặc khu phố, công viên…)
- Nhận xét về mỗi nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học và điền vào bảng sau :
- Soạn văn 6 VNEN bài 30: Ôn tập về dấu câu
- Trình bày miệng trước lớp về ý nghĩa của sơ đồ sau
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của bài Vượt thác:
- Nối các phó từ (cột phải) phù hợp với ý nghĩa, chức năng (cột trái)