Soạn VNEN GDCD 8 bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
Soạn bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 50. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
a. Đi tìm dẫn chứng:
Đọc thông tin dưới đây và đưa ra các dẫn chứng để chứng tỏ hoạt động xã hội là những hoạt động chung do tập thể lớp, nhà trường hoặc các đoàn thể xã hội tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
b. Quan sát hình ảnh và thảo luận để thực hiện để thực hiện các nhiệm vụ:
- Mô tả các bức ảnh (công việc mà các thành viên trong ảnh đang làm? Họ là ai và là thành viên của tổ chức đoàn thể nào? Hoạt động của họ nhằm mục đích gì?...) (trang 52 sgk)
- Những hoạt động đó có phải là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội không? Giải thích tại sao?
2. Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
a. Thảo luận:
Câu lạc bộ ở trường của Nam tổ chức rất nhiều hoạt động xã hội như: hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động từ thiện, hoạt động đền ơn đáp nghĩa... Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức nhiều chương trình hành động lớn nhằm quyên góp để ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nam rất muốn tham gia nhưng lại băn khoăn, do dự vì thấy một số bạn nói rằng " Tham gia những hoạt động đó thật là vô bổ và ảnh hưởng đến học tập".
Thảo luận nhóm để giúp Nam có được quyết định đúng đắn vì thấy được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động này?
3. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Các nhân vật điển hình được đề cập đến trong những thông tin trên đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ như thế nào?
- Em học hỏi được gì từ những tấm gương đó?
- Để tham gia tốt vào các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, em cần phải làm gì?
- Theo em, thế nào là tích cực, tự giác tham giác các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
b. Trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành bảng sau:
Biểu hiện tích cực khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội | Biểu hiện không tích cực khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội |
............................ ............................ | ............................ ............................ |
c. Em là nhà hoạt động xã hội
Thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
Những công việc cụ thể mà người tổ chức hoạt động xã hội cần thực hiện | Những kĩ năng cơ bản mà người tổ chức hoạt động xã hội cần có |
C. Hoạt động luyện tập
1. Nhanh tay, nhanh mắt
2. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Chiều nay, lớp Mai có buổi lao động dọn vệ sinh và trồng hoa ở nghĩa trang liệt sĩ của xã nhưng trời rất lạnh, lại có mưa nhỏ. Một bạn trong lớp rủ nhưng Mai phân vân không biết có nên giả vờ ốm để khỏi phải đi lao động không...
Nếu em là Mai, em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Tình huống 2: Lan rất thích tham gia các hoạt động xã hội, tuy nhiên, do không sắp xếp được thời gian nên Lan thường bỏ bê việc học. Bởi vậy, kết quả học tập của Lan sa sút. Bố mẹ biết chuyện nên không muốn cho Lan tham gia các hoạt động xã hội nữ. Lan rất buồn vì điều này.
Nếu em là Lan, em sẽ làm như thế nào?
3. Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
Hãy kể về một hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà em đã tham gia và chia sẻ với các bạn về những gì mình đã trải nghiệm khi tham gia các hoạt động đó?
D. Hoạt động vận dụng
1. Thi vẽ tranh
Hãy vẽ một bức tranh với chủ đề "Em và cộng đồng" trong đó có các hoạt động mà em và các bạn có thể tham gia để cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh em
2. Chúng em tổ chức hoạt động xã hội
a. xây dựng kế hoạch
Thảo luận nhóm để lựa chọn hoạt động (bảo vệ môi trường lớp học, trường học, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường...)
Liệt kê những việc cần làm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong bảng sau:
Tên thành viên | Nhiệm vụ | Thời gian |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm (các em tự liên hệ ở địa phương mình và tìm tấm gương tiêu biểu)
2. Viết bài luận
Em hãy viết một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu ý nghĩa của nội quy lớp học đối với cá nhân em và tập thể lớp? Nếu học sinh không tuân thủ nội quy của lớp học điều gì sẽ xảy ra?
- Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
- Em suy nghĩ và hành động thế nào khi nhiều quan điểm/ sở thích của em không giống quan điểm/ sở thích với bạn thân của em?
- Từ câu chuyện "Chuyện về một nữ công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến đồ đông lạnh" nêu trên, em hãy nêu ý nghĩa và vai trò của tôn trọng
- Trong thông tin 1. bom mìn còn sót lại ở Quảng Bình đã gây ra những hậu quả gì? Các vụ nổ bom mìn gây tử vong cho trẻ em ở Quảng Bình xuất phát từ nguyên nhân nào?
- Tìm những biểu hiện cụ thể của liêm khiết và trái tim liêm khiết (trong nhà trường, gia đình, xã hội) rồi ghi vào vở theo mẫu sau:
- Tìm dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo
- Em có tán thành suy nghĩ của Lan không? Vì sao?
- Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong điêu 2, điều 3 của Hiến pháp năm 2013?
- Hằng ngày, em đã làm tốt việc tôn trọng chưa? Hãy kể tên những việc làm thể hiện sự tôn trọng và chưa tôn trọng của em
- Vì sao anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc? Việc anh của anh thể hiện phẩm chất gì?
- Trong thời gian 5 phút, hãy ghép các chữ đứng liền nhau trong ma trận dưới đây để tạo thành những từ/cụm từ liên quan đến các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận