Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa…) phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
- Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích
2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
- Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đơi gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
- Tạo nên địa hình Cacxta nhiệt đới độc đáo
- Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.
Câu 2: Em hãy cho biết lên một số hang động nổi tiếng ở nước ta.
Câu 3: Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 5: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
Câu 6: Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?
- Địa hình cácxtơ.
- Địa hình cao nguyên badan.
- Địa hình đồng bằng phù sa mới.
- Địa hình đê sông, đê biển.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết: Khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào?
- Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền.
- Dựa vào bảng 13.2, em hãy cho biết tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á. Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó?
- Quan sát hình 15.1, cho biết: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?
- Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên của Nam Á?
- Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì.
- Quan sát hính 2.1 em hãy: Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa?
- Thực hành bài 6: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á Địa lí 8 trang 19
- Vì sao các địa điểm trên (Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba) lại thường có mưa lớn?
- Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
- Quan sát hình 20.1 và kiến thức đã học, điền vào theo bảng mẫu, một số đặc điểm tiêu biểu khí hậu, cảnh quan tự nhiên của châu Á?