Bài 3: Tự trọng

11 lượt xem

Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”. Và đó cũng chính là bài học sau đây mà KhoaHoc muốn giới thiệu cho các bạn.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đọc truyện:

“Một tâm hồn cao thượng”.

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Vì sao Rô – be lại nhờ em mình là Sác – lây đến trả lại tiền cho người mua diêm – tác giả câu chuyện trên?

Rô – be lại nhờ em mình là Sác – lây đến trả lại tiền cho người mua diêm – tác giả câu chuyện trên là bởi vì:

  • Rô – be muốn giữ đúng lời hứa của mình
  • Không muốn người khác nghĩ rằng vì mình nghèo mà lừa dối họ để lấy tiền.
  • Không muốn người khác coi thường mình, xúc phạm đến danh dự của mình.

b. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?

  • Việc làm đó của Rô – be thể hiện lòng tự trọng

c. Hành động của Rô – be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì sao?

  • Rô – be là người có ý thức và trách nhiệm cao
  • Luôn cố gắng giữ đúng lời hứa với bất cứ trường hợp nào
  • Biết coi trọng danh dự của mình và tôn trọng người khác.
  • Mặc dù cuộc sống còn nhiều đói khổ nhưng tâm hồn của Rô – be vô cùng cao thượng.

2. Nội dung bài học:

* Khái niệm tự trọng: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

* Biểu hiện tự trọng:

  • Cư xử đàng hoàng, đúng mực.
  • Biết giữ lời hứa và làm tròn nhiệm vụ của mình.
  • Không để người khác phải nhắc nhở chế trách.

* Ý nghĩa tự trọng:

  • Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi người.
  • Nó giúp ta có nghị lực vươn lên vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

* Tục ngữ, thành ngữ về tự trọng:

  • Chết vinh còn hơn sống nhục
  • Chết đứng còn hơn sống quỳ
  • Đói cho sạch, rách cho thơm…

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Bài tập a: Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng, giải thích vì sao?

(1) Không làm được bài những Kiên không quay cóp và nhìn bài của bạn.

(2) Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.

(3) Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa.

(4) Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đêm khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì dấu đi.

(5) Đang chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố hoặc mẹ mình đang lao động vất vả.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập b: Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập c: Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập d: Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập đ: Em hãy sưu tầm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội