Giải bài 1 hóa học 10: Thành phần nguyên tử
Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất tạo nên mọi vật chất, vậy có một số câu hỏi được đặt ra "nguyên tử là gì?", "cấu tạo nguyên tử như thế nào?". Các bạn cùng KhoaHoc cùng tìm hiểu bài này nhé!
A - Kiến thức trọng tâm
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron.
1. Lớp vỏ electron (mang điện âm)
- Gồm các hạt electron mang điện âm.
- Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.
- Điện tích (q): qe = - 1,602.10-19 C (1- đơn vị điện tích nguyên tố); me = 9,1094.10-31 kg
2. Hạt nhân (mang điện dương)
- Gồm các hạt proton mang điện dương và các hạt notron không mang điện.
- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron
- Proton :qp= +1,602.10-19 C (1+ đơn vị điện tích nguyên tố) ; mp= 1,6726.10-27 kg
- Nơtron qn= 0 ; mn= 1,6749.10-27 kg.;
=> Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nowtron, Vì nowtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử
1. Kích thước
- Kích thước nguyên tử: các nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m= 0,1nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053nm.
- Kích thước hạt nhân: nhỏ hơn các hạt nhân đều có kích thước khoảng 10-14m = 10-5 nm.
- Kích thước của electron và proton: nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của nguyên tử (khoảng 10-8)
2. Khối lượng của nguyên tử
- Đơn vị khối lượng nguyên tử: u
1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12C =1,67.10-27 kg = 1,67.10-24 g
- Đơn vị điện tích nguyên tố: 1đơn vị điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 C
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài 1. Trang 9 sgk hóa học 10
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. Electron và proton.
B. Proton và nơtron.
C. Nơtron và electron.
D. Electron, proton và nơtron.
Chọn đáp án đúng.
Bài 2. Trang 9 sgk hóa học 10
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. Proton và electron.
B. Nơtron và electron,
C. Nơtron và proton.
D. Nơtron, proton và electron.
Chọn đáp án đúng.
Bài 3. Trang 9 sgk hóa học 10
Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10 000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là
A. 200 m.
B. 300 m.
C. 600 m.
D. 1200 m.
Chọn đáp số đúng.a
Bài 4. Trang 9 sgk hóa học 10
Tìm tỉ số về khối lượng của electron so với proton, so với nơtron.
Bài 5. Trang 9 sgk hóa học 10
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u.
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6 nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
Cho biết Vhìnhcầu= 4/3.π.r3.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 1 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 10 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Giải câu 7 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 12 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải thí nghiệm 3 bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳn
- Giải câu 3 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Giải câu 7 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải bài 12 hóa học 10: Liên kết ion Tinh thể ion
- Giải câu 5 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Giải câu 6 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 6 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử
- Giải câu 2 bài 23: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua