Giải bài 1 vật lí 11: Điện tích. Định luật Cu lông
Mở đầu chương trình vật lí lớp 11 là chương điện học, điện từ học. Ở cấp THCS chúng ta đã được tìm hiểu sơ qua về điện và từ học, trong chương này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về điện và từ. Hi vọng với những kiến thức mà KhoaHoc đã hệ thống lại sẽ giúp bạn đọc tiếp tục đi sâu vào những hiện tượng lí thú của điện và từ.
A. Lý thuyết
I. Điện tích. Điện tích điểm
Sự nhiễm điện của các vật: Khi cọ xát các vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa,.... vào dạ hoặc lụa,.. thì chúng có thể hút các vật nhỏ nhẹ khác như giấy vụn, sợi bông,... (nhiễm điện do cọ xát).
Điện tích: là vật mang điện (vật nhiễm điện).
Điện tích điểm: là vật tích điện (điện tích) có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta đang xét.
Tương tác điện: là sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích.
- Các điện tích cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau.
- Các điện tích điểm khác loại (cùng dấu) thì hút nhau.
II. Định luật Cu - lông
Định luật Cu - lông: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Biểu thức:
Trong đó:
F: Lực tĩnh điện (N).
q1 ,q2: độ lớn của hai điện tích (C).
r: khoảng cách giữa hai điện tích (m).
Điện môi: Môi trường cách điện.
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính: khi hai điện tích đặt trong môi trường điện môi thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi
Chú ý:
Ý nghĩa của hằng số điện môi: Cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tương tác giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK trang 9
Điện tích điểm là gì?
Câu 2: SGK trang 9
Phát biểu định luật Cu-lông.
Câu 3: SGK trang 9
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm khi đặt trong điện môi sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn khi đặt trong chân không?
Câu 4: SGK trang 10
Hằng số điện môi ủa một chất cho chúng ta biết điều gì?
Câu 5: SGK trang 10
Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng.
A. tăng lên gấp đôi.
B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần.
D. không thay đổi.
Câu 6: SGK trang 10
Trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm ?
A. Hai thanh nhựa đặt cạnh nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt cạnh nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
Câu 7: SGK trang 10
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu 8: SGK trang 10:
Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực là 9.10-3 N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
=> Trắc nghiệm vật lý 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Hai bể điện phân: bể A để luyện nhôm, bể B để mạ niken. Hỏi bể nào có dương cực tan? Bể nào có suất phản điện?
- So sánh những tính chất của đường sức điện và đường sức từ.
- Giải bài 18 vật lí 11: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 1) sgk Vật lí 11 trang 108-114
- Giải bài 2 vật lí 11: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
- Giải câu 5 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính sgk Vật lí 11 trang 195
- Khi tạo ảnh ảo, thấu kính hội tụ cho chùm tia ló phân kì. Kết quả này có mâu thuẫn với tính chất của thấu kính không ? Tại sao ? sgk Vật lí 11 trang 185
- Giải vật lí 12 câu 5 trang 78: Phát biểu nào là chính xác
- Tính công mà lực điện tác dụng lên một êlectron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N. Biết hiệu điện thế UMN = 50 V.
- Điểm khác nhau chính giữa nguyên tử đôno và axepto đối với silic là gì?
- Tại sao khi phóng điện ở áp suất thấp lại sinh ra tia catot?
- Chứng tỏ rằng, với hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau ta luôn có: d2 = d1 sgk Vật lí 11 trang 192
- Chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1) là gì?