Giải bài 35 vật lí 11: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 1)
Cách xác định tiêu cự của thấu kính phân kì như thế nào ? Để hiểu rõ về cách xác định, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì thuộc chương trình Sgk Vật lí lớp 11. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết , đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn .
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
C1 Trang 219 Sgk Vật lí lớp 11
Hãy nêu rõ:
- Tính chất của ảnh ảo A'B' tạo bởi thấu kính phân kì đối với vật thật AB
- Quy ước về dấu đại số của các đại lượng d, d', f' trong công thức (35.1)
Trả lời:
- Ảnh ảo A'B' tạo bởi vật thật AB là ảnh có kích thước nhỏ hơn vật, và cùng chiều so với vật.
- Quy ước về dấu đại số của các đại lượng f,d,d':
- d' , f lấy giá trị âm
- d lấy giá trị dương
C2 Trang 221 Sgk Vật lí lớp 11
Muốn thấu kính hội tụ Lo tạo ra ảnh thật A'B' lớn hơn vật thật AB (Hình 35.2a), ta cần phải chọn khoảng cách từ vật AB và từ màn ảnh M đến thấu kính hội tụ Lo thỏa mãn điều kiện gì so với tiêu cự của thấu kính này ?
Trả lời: Muốn tháu kính hội tụ Lo tạo ra ảnh thật A'B' lớn hơn vật thật AB thì vật AB phải nằm trong khoảng từ f đến 2f, tức là f < d < 2.f, khi đó khoảng cách từ màn M đến thấu kính hội tụ Lo được tính theo công thức :
C3 Trang 221 Sgk Vật lí lớp 11
Muốn ảnh cuối cùng của vật AB tạo bởi hệ thấu kính (L,Lo) bố trí như hình 35.2 là ảnh thật, thì khoảng cách giữa thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ Lo phải lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính hội tụ Lo ? Giải thích tại sao.
Trả lời: Khoảng cách giữa thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ Lo phải lớn hơn tiêu cự của thấu kính hội tụ Lo
Vì ảnh cuối cùng của vật AB là ảnh thật, nên ảnh sẽ ngược chiều với vật, do đó số phóng đại của ảnh sau cùng phải nhỏ hơn 0 ( k < 0 )
Mà k = k2 . k1 = , d'1 âm, d1 dương nên > 0
d2 > f2
Gọi L là khoảng cách hai thấu kính => d2 = L - d'1
L - d'1 > f2
Vì d'1 < 0 nên để đảm bảo L - d'1 > f2 thì L > f2
Vậy muốn ảnh cuối cùng của vật AB tạo bởi hệ thấu kính (L,Lo) bố trí như hình 35.2 là ảnh thật, thì khoảng cách giữa thấu kính phân kì L và thấu kính hội tụ Lo phải lớn hơn tiêu cự của thấu kính hội tụ Lo
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu quy tắc bàn tay trái cho lực Lo-ren-xơ.
- Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào?
- Hiệu điện thế giữa anot và catot của một súng electron là 2500 V, tính tốc độ của electron mà súng phát ra. Cho biết khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.
- Suất điện động của một pin là 1,5 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.
- Giải bài 15 vật lí 11: Dòng điện trong chất khí
- Catot của một điot chân không có diện tích mặt ngoài S = 10 mm2 . Dòng bão hòa Ibh = 10 mA. Tính số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong một giây.
- Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.
- Giải các câu 6,7,8 bài 31: Mắt sgk Vật lí 11 trang 203
- Giải bài 19 vật lí 11: Từ trường
- Hai dòng điện đồng phẳng: dòng thứ nhất thẳng dài, I1 = 2 A; dòng thứ 2 hình tròn, tâm O2 cách dòng thứ nhất 40 cm, bán kính R2 = 20 cm, I2 = 2 A. Xác định cảm ứng từ tại O2.
- Làm thế nào để tích điện cho tụ điện? Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản nào?
- Hãy gọi tên phân biệt ba loại thấu kính lồi và ba loại thấu kính lõm ở Hình 29.1 sgk Vật lí 11 trang 181