Giải bài 17 hóa học 10: Phản ứng oxi hóa khử
Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 10, Tech 12h xin chia sẻ với các bạn bài: Phản ứng oxi hóa - khử. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Định nghĩa
Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường eletron.
Chất oxi hóa ( chất bị khử) là chất thu electron.
Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.
Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
- Ví dụ: Đốt cháy magie trong không khí
Mg → Mg+2 + 2e (1)
O2 + 4e → 2O- (2)
=>Trong phản ứng này, O2 là chất oxi hóa, Mg là chất khử. Quá trình (1) là quá trình oxi hóa, quá trình (2) là quá trình khử.
=>Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
II. Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất oxi hóa khử
Bước 2: Viết quá trình khử và quá trình oxi hóa, cân bằng mỗi quá trình.
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 82 SGK)
Cho các phản ứng sau :
A. 2HgO →(to) 2Hg + O2
B. СаСОз →(to) CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3 →(to) Al2O3 + 3H2O
D. 2NaHCO3 →(to) Na2CO3 + CO2 + H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 1. (Trang 82 SGK)
Cho các phản ứng sau :
A. 4NH3 + 5O2 →(đk: to, xt) 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. NH3 + 3CuO →(đk: to) 3Cu + N2 + 3H2O
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ?
Câu 2. (Trang 83 SGK)
Trong số các phản ứng sau :
A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
B. N2O5 + H2O → 2HNO3
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O
D. 2Fe(OH)3 →(đk: to) Fe2O3 + 3H2O.
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 3. (Trang 83 SGK)
Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
NO2 đóng vai trò
A. chỉ là chất oxí hoá.
B. chỉ là chất khử.
C. là chất oxi hoá, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hoá, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
Câu 4. (Trang 82 SGK)
Phân biệt chất oxi hoá và sự oxi hoá, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Câu 5. (Trang 82 SGK)
Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Lấy ba thí dụ.
Câu 6. (Trang 82 SGK)
Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron :
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, s và H2O.
Câu 7. (Trang 82 SGK)
Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO3 0,15M ?
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 6 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 1 bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử
- Giải bài 15 hóa học 10: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 1 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giải câu 2 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải bài 4 hóa học 10: Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 1 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải thí nghiệm 3 bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
- Giải thí nghiệm 2 bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
- Giải bài 31 hóa học 10: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
- Giải câu 6 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 8 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit