Giải câu 6 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
Câu 6 : Trang 147 sgk hóa 10
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây ?
a) Quỳ tím.
b) Natri hiđroxit.
c) Natri oxit.
d) Bari hiđroxit.
e) Cacbon đioxit.
Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
Bài làm:
Thuốc thử dùng: Ba(OH)2
- Lấy mỗi dung dịch axit một ít làm mẫu thử.
- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 vào các ống nghiệm chứa các axit đó.
- Mẫu nào có kết tủa trắng là H2SO3 và H2SO4, mẫu nào không có hiện tượng gì là HCl.
Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3↓ + H2O.
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O.
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được, nhỏ đến dư vào 2 kết tủa vừa thu được.
- Kết tủa tan được và có khí bay ra là BaSO3 => mẫu ban đầu là H2SO3:
BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 + H2O.
- Kết tủa nào không tan là BaSO4 => mẫu ban đầu là H2SO4.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 1: Thành phần nguyên tử
- Giải câu 8 bài 21: Khái quát về nhóm Halogen
- Giải câu 4 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Giải câu 4 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 1 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 1 bài 17: Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 39 hóa học 10: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Giải câu 4 bài 13: Liên kết cộng hóa trị
- Giải câu 8 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 5 bài 13: Liên kết cộng hóa trị
- Giải thí nghiệm 1 bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
- Giải câu 4 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử