Giải bài 2 hóa học 10: Hạt nhân nguyên tử , nguyên tố hóa học, đồng vị
KhoaHoc xin được chia sẻ với các bạn khái niệm, vấn đề về hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị có trong chương trình hóa học lớp 11. Hi vọng vọng giúp ích cho các bạn
A - Kiến thức trọng tâm
I. Hạt nhân nguyên tử.
1.Điện tích hạt nhân
- Hạt nhân gồm các hạt proton và các hạt nơtron. Hạt nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
- Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = số proton = số nơtron
2. Số khối
- Số khối (A) của hạt nhân là tổng số proton (Z) và số nơtron (N).
A = Z + N
- Khi biết Z, A của một nguyên tố sẽ biết được số proton, electron, nơtron của nguyên tử
II. Nguyên tố hóa học
- Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Tính chất hóa học của nguyên tố phụ thuộc vào số electron (phụ thuộc vào Z) . Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.
- Số hiệu nguyên tử Z của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:
- Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
- Số electrong trong nguyên tử
- Nếu biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. N = A – Z
- Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, các chỉ số đặc trưng được ghi phía bên trái của kí hiệu nguyên tố.
Với: X là kí hiệu nguyên tố
A: Số khối
Z: số hiệu nguyên tử
III. Đồng vị
- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron, do đó số khối A cua chúng khác nhau.
- Các đồng vị được xếp vào cùng một vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn
Ví dụ: Hidro có ba đồng vị
IV. Nguyên tử khối của nguyên tử khối trung bình cùa nguyên tố hóa học.
- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
- mnguyên tử = me + mp + mn . Do khối lượng của electron quá nhỏ so với hạt nhân . Nên coi mnguyên tử = mp + mn. Như vậy nguyên tử khối coi như bằng số khối.
- Mỗi một nguyên tố tồn tại dưới dạng nhiều đồng vị , nên nguyên tử khối của nguyên tố được tính theo nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1.Trang 13 sgk hóa học 10
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
A. số khối.
C. số proton.
B. số nơtron.
D. số nơtron và số proton.
Câu 2.Trang 13 sgk hóa học 10
Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết
A. số khối A.
C. nguyên tử khối của nguyên tử.
B. số hiệu nguyên tử Z.
D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Câu 3.Trang 14 sgk hóa học 10
Nguyên tố cacbon có hai đồng vị : chiếm 98,89% và $_{6}^{13}\textrm{C}$ chiếm 1,11%.
Nguyên tử khối trung bình của cacbon là :
A. 12,500
B. 12,011
C. 12,022
D. 12,055.
Câu 4.Trang 14 sgk hóa học 10
Hãy xác định diện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau:
; $_{9}^{19}\textrm{F}$; $_{12}^{24}\textrm{Mg}$; $_{20}^{40}\textrm{Ca}$.
Câu 5.Trang 14 sgk hóa học 10
Đồng có hai đồng vị và $_{29}^{63}\textrm{Cu}$ . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị.
Câu 6.Trang 14 sgk hóa học 10
Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị và $_{1}^{1}\textrm{H}$)? (Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/ml).
Câu 7.Trang 14 sgk hóa học 10
Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.
Câu 8.Trang 14 sgk hóa học 10
Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị : 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar; 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10g Ar ở điều kiện tiêu chuẩn.
=> Trắc nghiệm hóa học 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử , nguyên tố hóa học, đồng vị
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 7 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 6 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 38 hóa học 10: Cân bằng hóa học
- Giải câu 1 bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử
- Giải câu 2 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải bài 29 hóa học 10: Oxi Ozon
- Giải câu 7 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 6 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat
- Giải thí nghiệm 1 bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
- Giải bài 5 hóa học 10: Cấu hình electron nguyên tử
- Giải câu 3 bài 25: Flo Brom Iot
- Giải câu 8 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit