Giải bài 29 hóa học 10: Oxi Ozon
Tính chất hóa học cơ bản của oxi, ozon là gì, phương pháp điều chế cà vai trò của khí oxi ra sao? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 29: Oxi - Ozon . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I - OXI
1. Vị trí và cấu tạo
- Vị trí: ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
- Cấu hình electron: 1s22s22p4
- CTCT: O = O
2. Tính chất vật lí
- Khí oxi không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí (d=1,1), ít tan trong nước
- Oxi hóa lỏng ở - 1830 C.Oxi lỏng có màu xanh da trời
3. Tính chất hoá học
Khi tham gia phản ứng, oxi dễ nhận 2e để đạt cấu hình bền
O2 + 2.2e → O-2
=>Oxi có tính oxi hóa mạnh.
Tác dụng với kim loại. (trừ Au, Pt…)
Ví dụ: 2 Mg + O2 → 2MgO
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Tác dụng với phi kim.(trừ halogen).
Ví dụ: 4P + 5O2 → P2O5
C + O2 → CO2
Tác dụng với hợp chất
- Ví dụ:
2CO + O2 → 2CO2
C2H5OH + 3O2 à 2CO2 + 3H2O
Kết luận: những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá -khử, trong đó oxi là chất oxi hoá, trong hầu hết các hợp chất có oxi thì số oxi hóa của oxi thường là -2.
4. Ứng dụng
- Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của con ng ười.
- Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa.
- Hàn cắt kim loại
- Y khoa
- Công nghiệp hóa chất.
- Luyện thép
5. Điều chế
Trong PTN:
2KMnO4 →(to) K2MnO4 + MnO2 + O2↑
2KClO3 →(to ; xt: MnO2) 2KCl + 3O2↑
Trong CN:
- Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lỏng
- Từ nước: điện phân
2H2O →(đk: đp) 2H2 ↑ + O2↑
II - OZON(O3)
1. Tính chất
- Ozon là một dạng thù hình của oxi.
- Ozon là chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
- Hóa lỏng ở -1120 C.
- Tan nhiều trong nước hơn oxi.
- O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2, do
O3 → O2 + O
Ví dụ:
O2 + Ag → không phản ứng
O3 + 2Ag → Ag2O + O2
O3 +2 KI + H2O à 2KOH + I2 + O2
=> Dấu hiệu nhận biết oxi và ozon.
2. Ozon trong tự nhiên và ứng dụng
- Ozon trong tự nhiên
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện( tia chớp, sét).
O2 →(tia tử ngoại) O 3
- Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
3. Ứng dụng
- Trong công nghiệp,người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác,…
- Trong y học, Ozon được dùng để chữa sâu răng.
- Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 127 sgk hóa 10
Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp :
Cấu hình electron Nguyên tử
A. 1s22s22p5 a) Cl
B. 1s22s22p4 b) S
C. 1s22s22p63s23p4 c) O
D. 1s22s22p63s23p5 d) F
Câu 2 : Trang 127 sgk hóa 10
Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S.
B. O2.
C. Al2S3
D. SO2.
Câu 3 : Trang 127 sgk hóa 10
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng :
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Câu 4 : Trang 127 sgk hóa 10
Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại ?
Câu 5 : Trang 128 sgk hóa 10
Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và khí ozon.
Câu 6 : Trang 128 sgk hóa 10
Cho hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
(Phương trình hóa học là 2O3 → 3O2 )
a) Hãy giải thích sự tăng lên của hỗn hợp khí.
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
(Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 9 bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen
- Giải câu 4 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 3 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 19 hóa học 10: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 8 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 4 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 1 bài 3: Luyện tập Thành phần nguyên tử
- Giải câu 5 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 4 bài 25: Flo Brom Iot
- Giải câu 5 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 7 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải thí nghiệm 3 bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh