Giải bài 34 vật lí 10: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
Các chất rắn được phân thành hai loại: kết tinh và vô định hình. Cách phân loại dựa trên những đặc điểm gì về cấu trúc và tính chất của các chất rắn? KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài: "Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình". Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I - CHẤT RẮN KẾT TINH
1. Cấu trúc tinh thể:
- Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt ( nguyên tử, phân tử, ion ) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
- Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
- Kích thước tinh thể của một chất tuỳ thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm (tốc độ kết tinh càng nhỏ, tinh thể có kích thước càng lớn).
2. Các đặc tính:
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
- Vật rắn đơn tinh thể là vật được cấu tạo từ một tinh thể hoặc nhiều tinh thể nhỏ liên kết theo một trật tự xác định.
- Các vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng (độ bền, độ nở dài, độ dẫn nhiệt,...) thay đổi theo các hướng khác nhau. Còn các vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng theo mọi hướng đều giống nhau.
II - CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
- Chất rắn vô định hình là các chất không có cấu trúc tinh thể và do đó không có dạng hình học xác định.
- Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng và không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định. Khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 186 - sgk vật lí 10
Chất rắn kết tinh là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này.
Câu 2: trang 186 - sgk vật lí 10
Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
Câu 3: trang 186 - sgk vật lí 10
Chất rắn vô định hình là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này.
Câu 4: trang 187 - sgk vật lí 10
Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Câu 5: trang 187 - sgk vật lí 10
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A. Có dạng hình học xác định.
B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có tính dị hướng.
D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 6: trang 187 - sgk vật lí 10
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định.
B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có tính dị hướng.
D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 7: trang 187 - sgk vật lí 10
Kích thước của các tinh thể phụ thuộc vào điều kiện gì?
Câu 8: trang 187 - sgk vật lí 10
Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?
Câu 9: trang 187 - sgk vật lí 10
Hãy lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của các chất rắn kết tinh và chất rắn định hình
=> Trắc nghiệm vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Xem thêm bài viết khác
- Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn không?
- Giải câu 5 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình sgk vật lí 10 trang 187
- Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều
- Giải câu 2 bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng sgk vật lí 10 trang 165
- Giải bài 13 vật lí 10: Lực ma sát
- Viết công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của vật rơi tự do
- Giải bài 17 vật lí 10: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- Trên một đường thẳng, tại hai điểm A và B cách nhau 10 km, có hai ô tô xuất phát cùng lúc và chuyển động cùng chiều
- Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng
- Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi
- Giải câu 1 Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt sgk vật lí 10 trang 159
- Giải bài 35 vật lí 10: Biến dạng cơ của vật rắn sgk vật lí 10 trang 188