Giải bài 3 vật lí 11: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
Bám sát cấu trúc SGK Vật lí lớp 11, KhoaHoc xin gửi đến bạn đọc bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện. Hi vọng với những nội dung kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải chi tiết một số bài tập mà KhoaHoc trình bày sẽ giúp bạn đọc có thể vận dụng vào làm bài tập.
A. Lý thuyết
I. Điện trường – Cường độ điện trường
1. Điện trường
Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường có tác dụng lực lực điện lên các điện tích khác trong nó.
Chú ý: Điện trường là môi trường truyền tương tác điện.
2. Cường độđiện trường
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
Trong đó E làđộ lớn của cường độđiện trường (N/C). Ngoài ra, đơn vị của cường độđiện trường còn là V/m.
Vecto cường độ điện trường:
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương;
cùng phương cùng chiều với $\overrightarrow{F}$ nếu q dương. cùng phương ngược chiều với $\overrightarrow{F}$ nếu q âm. - Độ dài biểu diễn độ lớn của cường độđiện trường theo một tỉ lệ xích nào đó.
Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q:
Nguyên lí chồng chất điện trường: Các điện trường
Vecto
II. Đường sức điện
Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nói là giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
Đặc điểm:
- Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.
- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
- Đường sức điện của điện trường tĩnh điện làđường không khép kín, đi ra từ điện tích dương kết thúc ởđiện tích âm.
- Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
Điện trường đều: là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đểu có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều nhau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK trang 20:
Điện trường là gì ?
Câu 2: SGK trang 20:
Cường độ điện trường là gì ? Nó được xác định như thế nào ? Đơn vị cường độ điện trường là gì ?
Câu 3: SGK trang 20:
Vectơ cường độ điện trường là gì ? Nêu những đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại một điểm ?
Câu 4: SGK trang 20:
Viết công thức tính và nêu những đặc điểm của cường độ điện trường của một điện tích điểm.
Câu 5: SGK trang 20:
Cường độ điện trường của một hệ điện tích điểm được xác định thế nào?
Câu 6: SGK trang 20:
Phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường.
Câu 7: SGK trang 20:
Nêu định nghĩa và đặc trưng của đường sức điện.
Câu 8: SGK trang 20:
Điện trường đều là gì?
Câu 9: SGK trang 20, 21:
Đại lượng nào sau đây không liên quan đến cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm
A. Điện tích Q.
B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách r từ Q đến q.
D. Hằng số điện môi của môi trường.
Câu 10: SGK trang 21:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niu-tơn.
B. Cu-lông.
C. Vôn nhân mét.
D. Vôn trên mét.
Câu 11: SGK trang 21:
Tính cường độ điện trường và vẽ vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm
Câu 12: SGK trang 21:
Hai điện tích điểm
Câu 13: SGK trang 21:
Hai điện tích điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích
=> Trắc nghiệm vật lý 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện
- Có hai bản kim loại phẳng song song với nhau và cách nhau 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương và bản âm là 120 V.
- Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây (Hình 23.9).
- Dòng điện Fu-cô là gì?
- Hãy nói rõ hạt tải điện nào mang dòng điện trên các thành phần khác nhau của mạch điện có chứa bình điện phân:
- Giải bài 12 vật lí 11: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 2)
- Giải câu 2 bài 31: Mắt sgk Vật lí 11 trang 203
- Coi chùm tia song song như xuất phát hay hội tụ ở một điểm rất xa (vô cực), hãy nên mối quan hệ giữa điểm này với: Tiêu điểm ảnh; Tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ; sgk Vật lí 11 trang 182
- Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 11.3, trong đó nguồn điện có suất điện động $\varepsilon = 6$ (V) và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2 = 30 $\Omega $; R3 = 7,5 $\Omega $.
- Phát biểu định luật Cu-lông.
- Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng, kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng nào?
- Giải bài 15 vật lí 11: Dòng điện trong chất khí