Giải bài 34 hóa học 10: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
Để năm vững kiến thức kiến thức về tính chất của đơn chất oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng . KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh
1. Cấu hình electron
- 8O 1s22s22p4
- 18S: 1s22s22p63s23p2
2. Độ âm điện
- XO = 3,44
- XS = 2,58
3. Tính chất hóa học cơ bản
Oxi thể hiện tính oxi hóa rất mạnh
- Tác dụng với kim loại: 2Mg + O2 →(to) 2MgO
- Tác dụng với phi kim: C + O2→(to) CO2
- Tác dụng với hợp chất: CO + O2→(to) CO2
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa mạnh:
- Tác dụng với kim loại: S + Fe →(to) FeS
- Tác dụng với phi kim: S + H2 →(to) H2S
- Lưu huỳnh thể hiện tính khử với O và F:
S + O2 →(to) SO2
S + F2 →(to) SF6
II. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
1. Hidro sunfua (H2S)
- Dung dịch H2S có tính axit yếu (axit sunfuahidric)
- H2S thể hiện tính khử mạnh:
H2S + O2 →(to) 2S + 2H2O.
H2S + 3O2 →(to) 2SO2 + 2H2O
2. Lưu huỳnh dioxit (SO2)
- SO2 là oxit axit SO2 + H2O ⥩ H2SO3
- SO2 thể hiện tính oxi hóa:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- SO2 thể hiện tính khử:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Chú ý: Một số muối sunfua của kim loại nặng có màu đặc trưng như CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S…. màu đen
3. Lưu huỳnh trioxit (SO3)
- SO3 là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4 (axit sunfuric)
- Dung dịch axit sunfuric loãng: ion H+ đóng vai trò tác nhân oxi hóa
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
- Dung dịch axit sunfuric đặc: ion SO42- đóng vai trò tác nhân oxi hóa.
2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4đ,n+2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Tính háo nước:
C12H22O11 →(H2SO4 đặc) 12C + 11H2O
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 146 sgk hóa 10
Cho phương trình hóa học :
H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O.
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất ?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 2 : Trang 146 sgk hóa 10
Cho các phương trình hóa học :
a) SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
b) SO2 + 2H2O ⥩ H2SO3.
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
d) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.
e) 2SO2 + O2 →(to, xt: V2O5) 2SO3.
Chọn câu trả lời đúng.
SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau :
A. a, d, e ;
B. b, c ;
C. d.
SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau :
A. b, d, c, e ;
B. a, c, e ;
C. a, d, e.
Câu 3 : Trang 146 sgk hóa 10
Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hóa – khử, người ta có nhận xét :
- Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.
- Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.
a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.
b) Đối với mỗi chất, dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.
Câu 4 : Trang 146 sgk hóa 10
Có những chất sau : sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng
a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.
b) Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng.
Câu 5 : Trang 147 sgk hóa 10
Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt chất khí đựng trong mỗi bình.
Câu 6 : Trang 147 sgk hóa 10
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây ?
a) Quỳ tím.
b) Natri hiđroxit.
c) Natri oxit.
d) Bari hiđroxit.
e) Cacbon đioxit.
Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
Câu 7 : Trang 147 sgk hóa 10
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không ?
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2.
b) Khí oxi O2 và khí Cl2.
c) Khí hiđro iotua HI và khí Cl2.
Giải thích bằng phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 8: Trang 147 sgk hóa 10
Nung nóng 3,72 gam hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
=> Trắc nghiệm hóa học 10 bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 2 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải thí nghiệm 3 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
- Giải câu 3 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 9 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Câu 2: Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó. Cho ví dụ minh họa
- Giải câu 8 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giải bài 38 hóa học 10: Cân bằng hóa học
- Giải bài 30 hóa học 10: Lưu huỳnh
- Giải câu 3 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 4 bài 17: Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 2 bài 30: Lưu huỳnh