Soạn văn 6 VNEN bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự
Giải bài 2: Tìm hiểu chung về văn tự sự- Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 11. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A.Hoạt động khởi động
Trong đời sống hằng ngày, ta thường gặp những yêu cầu/ câu hỏI có dạng như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi.
- Lan là người phụ nữ như thế nào ? Cậu kể cho mình nghe đi.
- Này Nga! Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho cậu nghe câu chuyện này hay lắm.
Hãy cho biết:
(1) Gặp những trường hợp như thế nào, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
(2).Trong những trường hợp nêu trên câu chuyện phải có một ý nghĩa nhất định. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, em phải kể những gì về Lan?) Vì sao?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu chung về văn tự
a. Kể tên một số văn bản tự sự mà em đã học hoặc đã đọc.
b. Chọn một trong số các văn bản tự sự vừa kể tên và cho biết: câu chuyện kể về ai? Có những sự việc nào? Câu chuyện đó được kể nhằm mục đích gì?
2. Tìm hiểu về từ và cấu tạo từ tiếng việt
a. Đọc và quan sát cách đặt dấu phân cách ở hai dòng dưới đây:
- Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
- Thần / dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt/ chăn/ nuôi/, và/ cách/ ăn/ ở.
Trả lời các câu hỏi sau:
- (1) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?
- (2) Dòng nào đặt dấu phân cách các từ?
- (3) Đối chiếu hai dòng và chỉ ra các từ chỉ gồm một tiếng.
b. Chọn từ ngữ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:
…(1)là đơn vị cấu tạo nên…(2). Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ chỉ gồm một tiếng là…(3). Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là…(4)
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là .....(5). Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là .....(6).
3, Tìm hiểu từ mượn.
a. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Nối từ ở cột A với lời giải thích hợp với ở cột B trong bảng sau để hiểu nghĩa một số từ mượn tiếng Hán có trong truyện Thánh Gióng:
A | B |
(1) Sứ giả | a. Hùng dũng, oai nghiêm |
(2) Tráng sĩ | b. Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét) |
(3) Trượng | c. Ban cho. tặng thưởng (chức tước, đất đai, học vị,..) |
(4) Lẫm liệt | d. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì đó ở các địa phương |
(5) Phong | e. Người có sức lực cường tráng, chí kí mạnh mẽ, hay làm việc lớn |
b. Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu):tivi, ra-đi-ô,in-tơ-net,xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, xô-viết.
Xem lại các từ mượn tiếng Hán đã nêu ở cột A của bảng trên, hãy cho biết cách viết các từ mượn tiếng Ấn-Âu có gì khác nhau?
c. Cho các từ ngữ sau: thuần Việt, tiếng Hán, dấu gạch nối, tiếng Ấn-Âu.
Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hiểu đúng cách viết từ mượn trong tiếng Việt:
- Những từ mượn....................... và từ mượn Ấn-Âu đã được Việt hóa thì viết như từ...........
- Từ mượn........... chưa được Việt hóa hoàn toàn, gồm hai tiếng trở lên, khi viết dùng ................để nối các tiếng
C. Hoạt động luyện tập.
1.a Đọc bài thơ sau: SA BẤY.
Hãy xác định các nhân vật, sự kiện trong các chuyện trên và thay nhau kể lại chuyện.
b. Hãy chỉ ra tác dụng của phương thức tự sự trong văn bản sau: NGƯỜI ÂU LẠC ĐÁNH TAN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC
2. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Gạch dưới các từ mượn có tronh những câu sau đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ tiếng Hán hay Ấn-Âu:
- Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao niêu là sính lễ.
- Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
Để ứng phó với bệnh sởi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã , đang tổ chức thực hiên chiến dịch tiêm phòng chống dịch tiêm phòng chống dịch và tiêm vắc xin sởi cho khoảng 710 nghình trẻ .
- Ngọc Linh là một fan bóng đá cuồng nhiệt.
- Anh đã hạ nốc ao võ sĩ nước chủ nhà
b. Xác định nạo thành nghĩa của từ tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: Khán giả, thính giả, độc giảm tác giả, yếu điểm, yêu nhân ( có thể sử dụng từ điển)
D. Hoạt động vận dụng.
1. Tìm các từ láy rồi viết vào vở:
a. Tiếng cưới, ví dụ: khanh khách..
b. Tả tiếng nói: ví dụ: ồm ồm
c. Tả dáng điệu: ví dụ: lọm khỏm
2. Chỉ ra một số cách dùng từ mượn trong đời sống mà em cho là chưa phù hợp
3. Kể cho người thân nghe một việc làm của thầy cô giá/ bác bảo vệ/ bác lao công/bạn bè ...của em ở trường mà em nhớ mãi
4. Viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện về một người thân trong gia đình em. Trong bài văn, em sử dụng ít nhất 3 từ mượn. Gạch chân dưới các từ mượn đó.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Thầy thuốc Việt Nam
- Tìm hiểu một trò chơi dân gian tại địa phương em
- Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Hãy sắp xếp cá động từ đã xác định ở câu a vào bảng phân loại sau:
- Xác định nạo thành nghĩa của từ tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau đây và cho biết nghĩa của các từ Hán Việt này: Khán giả, thính giả, độc giảm tác giả, yếu điểm, yêu nhân ( có thể sử dụng từ điển)
- Nếu thiếu các từ in đậm, ý nghĩa của các từ được bổ sung ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?
- Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.
- Điền vào bảng sau điểm giống và khác nhau giữa nhân vật em bé trong truyện em bé thông minh và chuyện Lương Thế Vinh
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của truyện.
- Ai là nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện?
- Cho biết các tình huống dưới đây, tình huống nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào cần được kể lại theo cách thức kể chuyện tưởng tượng?
- Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu):tivi, ra-đi-ô,in-tơ-net,xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, xô-viết....