Soạn văn 6 VNEN bài 7: Cậu bé thông minh
Giải bài 7: Cậu bé thông minh - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 43. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
1. Quan sát những bức hình sau và đoán xem thần đồng toán học Lương Thế Vinh đã xử trí như thế nào khi sứ giả nhà Minh thách ông cân một con voi?
Trả lời:
Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả.
2. Từ câu chuyện Lương Thế Vinh, theo em, thế nào là người thông minh?
Trả lời:
Người thông minh là người hiểu rõ bản thân mình, hiểu rõ các quy luật tự nhiên chính yếu tác động lên bản thân mình, và chọn được cách sống, những việc làm đem lại lợi ích tốt nhất cho mình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Em bé thông minh
2. Tìm hiểu văn bản
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
a. Những chi tiết nào trong truyện cho thấy cách ứng xử thông minh của em bé?
b. Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?
A. Tạo tình huống mẫu thuẫn B. Thách đố và giải đố
C. Tạo tình huống hài hước D. Cả ba cách trên
c. Sau đây là các tình huống thách đố trong truyện. Hãy ghi lại cách trả lời của em vào ô tương ứng (theo mẫu).
Tình huống | Cách trả lời |
1. Câu đố của viên quan | M. Hỏi vặn lại bằng một câu đố tương tự |
2. Câu đố của vua (lần 1) | |
3. Câu đố của vua (lần 2) | |
4. Câu đố của sứ thần nước láng giềng |
d. Tác dụng của những câu trả lời ấy đối với câu chuyện là gì? Chọn ô phù hợp
Tác dụng của cách trả lời | Đúng | Sai |
1. Làm câu chuyện trở nên sống động, hấp dẫn | ||
2. Làm cho câu chuyện có màu sắc hoang đường, kì bí | ||
3. Làm cho câu chuyện có màu sắc hài hước, tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống | ||
4. Làm cho các tình tiết trong truyện không bị lặp lại, nhàm chán |
e. Qua câu chuyện này, tác giả muốn nói lên điều gì nhất?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua
B. Sự khôn khéo, lém lỉnh của em bé
C. Sự sắc sảo của nhân dân trong các câu đố
D. Sự thông minh và trí không dân gian
g. Từ câu chuyện Em bé thông minh, em rút ra được những bài học gì ?
3. Chữa lỗi dùng từ (dùng từ không đúng nghĩa)
Kể lại câu chuyện Em bé thông minh, các bạn học sinh đã nói những câu sau:
- Tuy mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa tìm thấy ai an lạc
- Khi dân làng nhận được lệnh vua ai nấy đều tưng tửng
- Hai cha con xin làng một con trâu và một thúng gạo làm phí tổn để thỉnh kinh liệu việc đó.
- Khi hai cha con đang ăn cơm ở cổng quán thì sứ của nhà vua tới.
Theo em, bạn học sinh đó đã dùng không đúng những từ nào? Vì sao không đúng? Hãy thay bằng các từ đúng?
4. Kể chuyện em bé thông minh
Kể lại chuyện em bé thông minh theo gợi ý sau:
- Mở đầu: Giới thiệu tình huống truyện và hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của em bé
- Thân bài: Kể các tình huống thể hiện trí thông minh của em bé trong truyện
- Kết bài: Khẳng định tài trí của em bé và nêu cảm nghĩ của bản thân.
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc văn bản sau: Chuyện Lương Thế Vinh
a. Tự đọc - hiểu câu chuyện trên bằng cách hoàn thành các câu hỏi:
(1). Ai là nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện?
(2). Chi tiết nào chứng minh sự thông minh, tài trí của nhân vật ?
(3). Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?
(4). Em có nhận xét gì về cách giải đố của nhân vật ? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
b. Điền vào bảng sau điểm giống và khác nhau giữa nhân vật em bé trong truyện em bé thông minh và chuyện Lương Thế Vinh
c. Từ những câu chuyện trên, em hãy cho biết: Những người thông minh là những người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh
2. Luyện tập về dùng từ đúng nghĩa
a. Chọn từ thích hợp trong các từ sau: thông minh, thông thái, thông thạo để điền vào các chỗ trống dưới đây.
b. Gạch dưới các kết hợp từ đúng:
- Tương lai sáng lạn - Tương lai xán lạn
- Bản tuyên ngôn - Bảng tuyên ngôn
- Bôn ba hải ngoại - Buôn ba hải ngoại
- Nói năng tùy tiện - Nói năng tự tiện
c. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
- Mặc dù còn một số yếu điểm nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã có những tiến bộ vượt bậc
- Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng
- Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện
- Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
D. Hoạt động vận dụng
1. Nêu một tình huống thể hiện cách ứng xử thông minh, khéo léo trong cuộc sống
2. Lập dàn ý chi tiết cho bài kể miệng về bản thân và gia đình (theo mẫu):
3. Trong thực tiễn sử dụng tiếng việt của người Việt hiện nay, một số trường hợp sau thường bị nhầm lẫn. Hãy sử dụng từ điển tiếng việt để giải nghĩa giúp mọi người phân biệt sự khác nhau giữa những từ đó.
yếu điểm | điểm yếu |
bàng quang | bàng quan |
khuyến mại | khuyến mãi |
tri thức | trí thức |
sáng lạn | xán lạn |
tuýp | típ |
E. Hoạt động mở rộng
1. Tìm và kể lại một câu chuyện khác về một em bé thông minh.
Xem thêm bài viết khác
- Nhiệm vụ: Vận dụng một trong hai cách giải nghĩa từ vừa học để giải thích ý nghĩa các từ dưới đây, sau đó sắp xếp theo thứ tự ABC:
- Kể tên một số truyện dân gian mà em đã đưuọc đọc/nghe, ở đó có những nhân vật bất hạnh, trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng được hưởng hạnh phúc, giàu sang.
- Viết một đoạn văn( khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có sử dụng danh từ riêng
- Điền vào chỗ trống để hoàn thiện kiến thức về tính từ
- Cho các từ ngữ sau: thuần Việt, tiếng Hán, dấu gạch nối, tiếng Ấn-Âu. Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hiểu đúng cách viết từ mượn trong tiếng Việt:
- Bình luận với bạn về cách sử dụng những chỉ từ được in đậm trong những câu sau:
- Sử dụng từ điện để tra cứu nghĩa của các từ : Tổ quốc, nhân dân, dân tộc, tổ tiên.
- Người kể chuyện trong đoạn văn nào có thể kể tự do mọi chuyện xảy ra với nhân vật?
- Soạn văn 6 VNEN bài 10: Ếch ngồi đáy giếng
- Nhận xét về tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong câu [4] của đoạn trích.
- Kể lại các sự việc theo dàn ý đã lập
- Có bạn chép đoạn thơ sau đây của Tố Hữu mà quên viết hoa một số từ trong danh từ riêng. Em hãy tìm các danh từ ấy và sửa lại cho đúng.