Kể lại chuyện em bé thông minh theo gợi ý sau:
4. Kể chuyện em bé thông minh
Kể lại chuyện em bé thông minh theo gợi ý sau:
- Mở đầu: Giới thiệu tình huống truyện và hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của em bé
- Thân bài: Kể các tình huống thể hiện trí thông minh của em bé trong truyện
- Kết bài: Khẳng định tài trí của em bé và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bài làm:
Ngày xưa, một vị vua anh minh muốn có được những người tài giỏi giúp mình cai trị đất nước. Ngài sai viên cận thần đi dò la khắp nơi. Viên quan ấy đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, ỏng ta đi qua cánh đồng làng nọ, thấy hai cha con nông phu đang làm ruộng. Người cha đánh trâu cày, đứa con đập đất. Tuy trong bụng đã có phần chán nản, song viên quan tự nhủ: “Hay là mình cứ thử lần cuối xem sao!”.
Ông ta xuống ngựa rồi cao giọng hỏi:
- Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Bị bất ngờ, người cha ngạc nhiên đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con trai khoảng bảy, tám tuổi, tóc để trái đào, cởi trần đóng khố, đã nhanh nhảu hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ỏng câu này đã: Nếu ống trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Nghe cậu bé hỏi lại như thế, viên quan ngạc nhiên sửng sốt, chẳng biết đáp sao cho ổn. Viên quan nghĩ thầm : “Nhất định nhân tài là đây, khỏi phải mất công tìm đâu nữa”, ông ta bèn hỏi tên họ, làng xã của hai cha con rồi vội vã phi ngựa về tâu vua.
Nghe viên quan kể, nhà vua mừng lắm nhưng chưa tin ngay. Để biết đích xác hơn, vua làm phép thử. Ngài sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.
Nhận được quà và lệnh vua ban, cả làng bối rối và lo lắng, không hiểu thế nào. Các cụ bô lão trong làng mở đến mấy cuộc họp ngoài đình, bàn đi tính lại vẫn chẳng tìm ra cách giải quyết. Việc ấy đến tai chú bé, chú liền nói với cha rằng:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp thành xôi để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một một trâu và một thúng gạo, cha con ta sẽ xin làng làm phí tổn để trẩy kinh, lo liệu việc đó.
Nghe con nói, người cha sợ hãi khuyên can:
- Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu thế nào? Đừng có dại dột mà bay mất đầu đấy con ạ!
Nhưng chú bé vẫn khăng khăng một mực:
- Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc !
Khoác vội chiếc áo, người cha lật đật ra đinh trình bày câu chuyện với các cụ trong làng. Mọi người ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.
Mấy ngày sau, hai cha con khăn gói vào kinh. Đến hoàng cung, chú bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì rình lức lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng, khóc ầm lên.
Lấy làm lạ, vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày vào đây có việc gì? Tại sao lại khóc?
Chú bé dụi mắt, vờ vĩnh đáp:
- Tâu đức vua! Mẹ con không may chết sớm, mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho cỏ bạn nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe chú bé nói, nhà vua và cả triều đình đều bật cười. Vua phán:
- Này thằng bé kia! Mày muốn có em bé thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao đẻ được?
Chỉ chờ có thế, cậu bé bỗng tươi tỉnh hẳn:
- Thế sao lệnh trên lại bắt làng chúng con nuôi ba con trâu đực, sau một năm phải đẻ thành chín con để nộp đứcvua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ?
Nhà vua mỉm cười, xoa đầu chú bé:
- Ta thử đấy mà! Thế dân làng mày không biết đem trâu ra thịt mà ăn với nhau à?
Chú bé nhanh nhảu đáp:
- Tâu đức vua! Làng con sau khi nhận được ba thúng nếp và ba con trâu, biết là đức vua thương ban lộc cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau cả rồi ạ !
Vua và các quan nhìn nhau, chịu là chú bé thông minh. Tuy nhiên, vua muốn thử một lần nữa.
Hôm sau, hai cha con chú bé đang ăn cơm ở ngoài công quán thì sứ giả của nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải nấu thành ba mâm cỗ. Chú bé bảo cha cho mượn cây kim may nhỏ xíu rồi nói với sứ giả:
- Ông cầm cái kim này về tâu với đức vua cho người rèn thành một con dao thật sắc để tôi xẻ thịt chim.
Nghe sứ giả kể lại, nhà vua phục lắm. Lập tức, vua cho gọi hai cha con chú bé vào cung và ban thưỏng rất hậu.
Hồi đó, nước láng giềng cậy lớn lăm le muốn cướp nước ta. Để dò xem nước ta có người tài hay không, sứ giả nước ấy mang sang một chiếc vỏ ốc vặn rất dài và rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc.
Nhà vua lập tức triệu cấc đại thần vào cung để hỏi ý kiến. Mỗi người bàn một cách. Các ông trạng, các nhà thông thái nghĩ nát óc nhưng cũng đành bó tay. Mà không giải được câu đố hiểm hóc ấy thì mất thể diện quốc gia. Cuối cùng, nhà vua đành mời sứ thần ra nghỉ ở công quán để có thời gian đi hỏi chú bé.
Từ hôm lãnh thưởng ở kinh đô về, chú bé vẫn hồn nhiên vui đùa, chạy nhảy, đùa nghịch cùng bạn bè trong làng. Khi nghe viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến và trình bày câu chuyện, chú bé liền hát rằng:
Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang...
Rồi chú nói với viên quan nọ:
- Cứ làm theo cách ấy là xâu qua được ngay !
Viên quan mừng lắm, vội về tâu vua. Nhà vua và cả triều đìnhhân hoan, sung sướng khi thấy con kiến đã kéo được sợi chỉ qua đường xoắn ruột ốc trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của sứ thần nước láng giềng.
Sau đó, nhà vua phong tặng chú bé chức Trạng nguyên, lại truyền xây cho chú một dinh thự nguy nga trong cung để khi có việc cần, vua gặp gỡ hỏi ý kiến chú cho tiện.
Em bé thông minh là một câu chuyện cổ tích rất hay. Tuy chỉ là một cậu bé nhưng đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí cậu còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện “Em bé thông minh” cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trao dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 6 VNEN bài 14: Động từ và cụm động từ
- Chọn s/x điền vào chỗ trống:
- Gạch dưới các kết hợp từ đúng:
- Tìm và ghi vào sổ tay 5-6 từ mà em gặp trong thực tế giao tiếp hằng ngày. giải thích các nghĩa các từ đó bằng hai cách vừa học.
- Nối các đặc điểm nghệ thuật ở cột bên phải với các thể loại phù hợp ở cột bên trái.
- ìm các từ láy rồi viết vào vở:
- Hãy chỉ ra tác dụng của phương thức tự sự trong văn bản sau: NGƯỜI ÂU LẠC ĐÁNH TAN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC
- Phát hiện lỗi trong sơ đồ. Sửa lỗi và sau đó thuyết trình về sơ đồ phân loại từ theo nguồn gốc.
- Tìm 5-10 danh từ chỉ thời gian; 5-10 danh từ chỉ đơn vị; 5-10 danh từ chỉ khái niệm
- Hoàn thành sơ đồ sau để xác định bố cục của truyện.
- Xem lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chân, Tay, tai, Mắt, Miệng,... và cho biết: Muốn kể chuyện tưởng tượng hấp dẫn, cần phải làm gì
- Sự việc trong văn bản tự sự cần có 6 yếu tố:1) Chủ thể (Ai làm việc này?);2) Thời gian(Bao giờ); 3) Địa điểm(Ở đâu?);4) Nguyên nhân; 5)Diễn biến 6) Kết quả. Hãy tìm 6 yếu tố đó trong một sự việc của Sơn Tinhh, Thủy Tinh