Giải bài 39 hóa học 10: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Nhằm củng cố kiến thức về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, sự vận dụng nguyên lí Lơ Sa - tơ - đi - ê để giải thích sự chuyển dịch cân bằng. KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Tốc độ phản ứng
Khái niệm: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:
- Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
II. Cân bằng hóa học
1. Phản ứng thuận nghịch
- Là phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện như nhau.
H2 + I2 ⥩ 2HI
2. Cân bằng hóa học
- Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà tại đó vận tốc của phản ứng thuận bằng vận tốc phản ứng nghịch.
Lưu ý: Cân bằng hóa học là cân bằng động vì khi đó phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng với vận tốc như nhau nên nồng độ các chất trong hệ không còn thay đổi.
3. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Le Chatelier)
“Cân bằng của phản ứng thuận nghịch sẽ chuyển dời theo chiều chống lại sự thay đổi các điều kiện bên ngoài (về nồng độ, nhiệt độ, áp suất).
- Khi tăng nồng độ một chất nào đó (trừ chất rắn) trong cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng làm giảm nồng độ chất đó và ngược lại.
- Khi tăng áp suất chung của hệ cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng có số mol khí ít hơn và ngược lại.
- Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt và ngược lại.
Lưu ý: Chất xúc tác không làm dịch chuyển cân bằng, chỉ làm phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 166 sgk hóa lớp 10
Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai:
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
B. Nước giải khát được nén CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
Câu 2 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
PCl5(k) ⥩ PCl3(k) +Cl2(k) ∆H > 0
Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl3 trong cân bằng?
A. Lấy bớt PCl5 ra.
B. Thêm Cl2 vào.
C. Giảm nhiệt độ.
D.Tăng nhiệt độ.
Câu 3 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Có thể dùng những biện pháp gì để tăng tốc độ của phản ứng xảy ra chậm ở điều kiện thường?
Câu 4 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)
b) Zn + CuSO4 (2M, 250C) và Zn + CuSO4 (2M,500C)
c) Zn(hạt) + CuSO4 (2M) và Zn(bột) + CuSO4 (2M)
d) 2H2 + O2 →(to thường) 2H2O và 2H2 + O2 →(tothường ,Pt) 2H2O
(Nếu không có gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện).
Câu 5 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
2NaHCO3(r) ⥩ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k), ∆H > 0
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3?
Câu 6 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:
CaCO3(r) ⥩ CaO(r) + CO2(k), ∆H > 0
Điều gì sẽ xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?
a) Tăng dung tích của bình phản ứng lên.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.
Câu 7 : Trang 167 sgk hóa lớp 10
Trong số các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và dịch chuyển theo chiều nào khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi:
a) CH4(k) + H2O(k) ⥩ CO(k) + 3H2(k)
b) CO2(k) + H2(k) ⥩ CO(k) + H2O(k)
c) 2SO2(k) + O2(k) ⥩ 2SO3(k)
d) 2HI ⥩ H2(k) + I2(k)
e) N2O4(k) ⥩ 2NO2(k)
=> Trắc nghiệm hóa học 10 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 11 bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen
- Giải câu 7 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 3 bài 2: Hạt nhân nguyên tử , nguyên tố hóa học, đồng vị
- Giải câu 4 bài 23: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua
- Giải câu 9 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 6 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Giải câu 5 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 12 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 15 hóa học 10: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 5 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 7 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 9 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học