Giải câu 6 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
Câu 6 : Trang 139 sgk hóa 10
a)Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh ?
b) Khí lưu huỳnh đioxit là khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Tính chất nào của SO2 đã hủy hoại những công trình này ? Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Bài làm:
a) Dựa vào tính khử của S ta có:
S + O2 →(to) SO2
Dựa vào tính oxi hóa của SO2, ta có:
SO2 + H2S →(to) 3S + 2H2O
b)
- SO2 có tính khử nên bị oxi hóa tạo thành SO3
- SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại trong khói bụi nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3
2SO2 + O2 → 2SO3
- SO3 tác dụng với nước mưa tạo thành mưa axit tạo ra H2SO4.
- Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 2 bài 17: Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 8 bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học
- Giải bài 39 hóa học 10: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Giải thí nghiệm 3 bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
- Giải câu 5 bài 13: Liên kết cộng hóa trị
- Giải câu 2 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 3 bài 21: Khái quát về nhóm Halogen
- Giải câu 9 bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen
- Giải câu 1 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 5 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải thí nghiệm 2 bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo