Giải bài 33 hóa học 10: Axit sunfuric Muối sunfat
Axit sunfuric đặc và loãng có tính chất hóa học giống và khác nhau như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. AXIT SUNFURIC
1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Cách pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit đặc vào nước dọc theo đũa thủy tinh và khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại.
2. Tính chất hoáhọc
Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: đầy đủ tính chất của một axit
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
=>Tính oxi hóa được thể hiện ở nguyên tử H.
Tính chất của axit sunfuric đặc:
- Tính oxi hoá mạnh.
- Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):
M + H2SO4 → M2(SO4)n + { SO2, S, H2S } + H2O
( n là hóa trị cao nhất của kim loại)
- Ví dụ minh họa:
2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4đ,n+2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.
- Tác dụng với phi kim có tính khử:
2H2SO4 + C → CO2 + 2SO2 + 2H2O
- Tác dụng với hợp chất có tính khử
VD: 3H2SO4 + H2S → 4SO2 + 4H2O
- Tính háo nước
C12H22O11 →(H2SO4 đặc) 12C + 11H2O
=>Tính số oxi hóa thể hiện ở nguyên tử S.
3. Ứng dụng của H2SO4
- Là chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất.
4. Sản xuất H2SO4 trong CN
Nguyên liệu : S hay pirit sắt FeS2
Phương pháp tiếp xúc
Có 3 giai đoạn
- Sản xuất lưu huỳnh đi oxit : SO2
4FeS2 + 11O2 →(to) 2Fe2O3 + 8SO2
S + O2 →(to) SO2
- Sản xuất lưu huỳnh tri oxit : SO3
2SO2 + O2 →(to, xt V2O5) 2SO3
- Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 98%
nSO3 + H2SO4 → H2SO4 .nSO3
H2SO4 .nSO3 + nH2O →(n+1) H2SO
II. MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT
1. Muối sunfat
- Muối trung hòa (muối sunfat)
- Chứa ion SO42-
- Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4 , PbSO4 và SrSO4 không tan, Ag2SO4 , CaSO4 ít tan.
- Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion HSO4-- .
2. Nhận biết ion sunfat SO42-
- Thuốc thử là ion Ba2+ : dd BaCl2 , Ba(OH)2 … . Sản phẩm là muối bari sunfat BaSO4 kết tủa trắng không tan trong axit.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ trắng + 2HCl
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓+ 2NaOH
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 143 sgk hóa 10
Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H.
Hợp chất này có công thức hóa học là
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Chọn đáp án đúng.
Câu 2 : Trang 143 sgk hóa 10
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất là oleum H2S2O7 là
A. +2.
B. +4.
C. +6.
D. +8.
Câu 3 : Trang 143 sgk hóa 10
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có.
Câu 4 : Trang 143 sgk hóa 10
a) Axit sunfuric đặc có được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao ?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, sacarozơ.
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào ?
Câu 5 : Trang 143 sgk hóa 10
a)Trong các trường hợp nào của axit sunfuric có những tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng ?
Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
Câu 6 : Trang 143 sgk hóa 10
Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha chế loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào ?
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 4 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giải câu 6 bài 29: Oxi Ozon
- Giải bài 9 hóa học 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải bài 10 hóa học 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 23 hóa học 10: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua
- Giải thí nghiệm 2 bài 20: Bài thực hành số 1 - Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 3 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 5 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Giải câu 2 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử
- Câu 3: Dẫn khí clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học ? Giải thích.