Giải bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
Soạn bài 13: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay - Sách VNEN khoa học xã hội lớp 9 trang 104. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới và nô dịch các quốc gia dân tộc trên khắp hành tinh?
2. Làm thế nào mà Nhật Bản là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề trong chiển tranh thế giới thứ hai lại nhanh chóng vươn lên, trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?
3. Các nước Tây Âu đã có bước phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?
4. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Tình hình kinh tế
Đọc thông tin, hãy cho biết vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
b. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh
Đọc thông tin kết hợp với kênh hình, hãy trinh bày suy nghĩ của em về những thành tựu chủ yếu của nền khoa học - kĩ thuật Mĩ?
c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh
Đọc thông tin và nêu những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Tìm hiểu về Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
Đọc thông tin, quan sát lược đồ và cho biết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì? Họ đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?
b. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy cho biết: Những biểu hiện nào chứng tỏ bước phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản? Vì sao có sự phát triển đó?
c. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
Đọc thông tin, hãy trình bày chính sách đối ngoại chủ yếu của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ?
C. Hoạt động luyện tập
Hãy thực hiện các yêu cầu sau vào vở
1. Hãy lựa chọn các đáp án đúng:
1.1 Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Mĩ phát triển mạnh trở thành nước chiếm ưu thế tuyệt đối ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Nhờ bóc lột ở các nước thuộc địa
B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên
C. Dựa vào thành tựu của CM KH - KT, điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động.
D. Cho các nước trên thế giới vay lấy lãi.
1.2. Nhận định nào không đúng về thành tựu của Mĩ trong cách mạng khoa học - kĩ thuật?
A. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vào không gian.
C. Là nước đầu tiên đưa người lên mặt trăng
D. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng KH -KT sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống trước mỗi nhận xét sau:
a. Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới | |
b. Từ năm 2000 đến nay, Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản | |
c. Cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai khởi đầu từ nước Mĩ | |
d. Trong thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam | |
e. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để tạo nên sức mạnh chống lại Liên Xô | |
g. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ. | |
h. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết để thoát dần khỏi lệ thuộc Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. | |
i. Các nước Tây Âu có thuận lợi khi liên kết bởi họ có chung ngôn ngữ. |
D. Hoạt động vận dụng
1. "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ biểu hiện như thế nào đối với Việt Nam trước năm 1975?
2. Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Ghi vào vở câu trả lời em lựa chọn.
a. Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật
b. Biết cách "len lỏi" để thâm nhập thị trường
c. Chấp nhận đặt dưới sự bảo trợ của Mĩ
d. Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp
e. Đặc biệt chú trọng yếu tố con người
g. Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1. Mĩ có thể đạt được tham vọng để thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" không? Tại sao? Thách thức lớn nhất hiện nay của Mĩ là gì?
2. Qua tìm hiểu lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, hãy nêu cảm nhận của em về đất nước và con người Nhật Bản?
3. Tổ chức Liên minh Châu Âu hiện nay đang đứng trước những thách thức gì? Hiểu như thế nào về xu thế "toàn cầu", xu thế "biệt lập".
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao đảng cộng sản việt nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
- Nêu những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ? Nêu đặc điểm nổi bật về nguồn lao động của vùng?
- Đọc thông tin, hãy cho biết: Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai có gì đáng chú ý
- Quan sát hình 2, đọc thông tin hãy hoàn thành bảng theo yêu cầu sau: Tài nguyên thiên nhiên và thế mạnh kinh tế vùng Tây Nguyên
- Phân tích bảng 1, đọc thông tin, hãy: So sánh các tiêu chí trong bảng số liệu giữa vùng Đông Nam Bộ với cả nước
- Xác định một số tuyến đường giao thông, cảng biển, cửa khẩu, sân bay quan trọng trong vùng. Kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ?
- Lấy ví dụ cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố các ngành dịch vụ? Giải thích tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?
- KHXH 9 bài 23 - Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- Nhận xét tình hình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta? Xác định nơi phân bố chủ yếu của đàn trâu, bò, lợn và gia cầm. Giải thích nguyên nhân?
- Quan sát hình 3, phân tích bảng 2 và đọc thông tin, hãy: Nhận xét tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của Đông Nam Bộ so với cả nước và so với cơ cấu GDP vùng năm 2014
- Soạn bài 6: Địa lí dịch vụ
- Cho bảng số liệu sau: Hãy tính cơ cấu giá trị sản xuất của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2002 và 2014...