Giải bài 4 vật lí 10: Sự rơi tự do
Bám sát cấu trúc SGK vật lí 10, KhoaHoc gửi đến bạn đọc bài 4: Sự rơi tự do. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập SGK sẽ giúp bạn đọc có thể tự ôn tập tại nhà.
A. Lý thuyết
I. Sự rơi tự do và sự rơi trong không khí
Sự rơi của các vật: khi thả vật ở một độ cao h so với mặt đất, vật sẽ rơi về mặt đất.
Trong không khí, không phải bao giờ vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Sự rơi của một vật trong không khí phụ thuộc vào:
Khối lượng vật;
Diện tích bề mặt của vật
...
Sự rơi tự do: là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
II. Đặc điểm của sự rơi tự do
Phương: thẳng đứng (phương dây dọi).
Chiều: từ trên xuống dưới.
Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Vận tốc trong chuyển động rơi tự do: v = g.t, trong đó g là gia tốc rơi tự do.
Quãng đường đi được trong chuyển động rơi tự do: S =
III. Gia tốc rơi tự do
Gia tốc rơi tự do của một vật phụ thuộc vào vị trí địa lí, ở những vĩ độ khác nhau sẽ có gia tốc rơi tự do khác nhau.
Tại mỗi nơi nhất định trên trái đất, gia tốc rơi tự do của các vật đều như nhau.
Thông thường, ta lấy gia tốc rơi tự do là: g = 9,8 m/s2 hoặc g = 10m/s2.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 27 SGK - vật lí 10
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí?
Câu 2: Trang 27 SGK - vật lí 10
Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
Câu 3: Trang 27 SGK - vật lí 10
Sự rơi tự do là gì?
Câu 4: Trang 27 SGK - vật lí 10
Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 5: Trang 27 SGK - vật lí 10
Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g?
Câu 6: Trang 27 SGK - vật lí 10
Viết công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của vật rơi tự do.
Câu 7: Trang 27 SGK - vật lí 10
Chuyển động của vật nào dưới đâu sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi.
A. Một cái lá cây rụng.
B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc khăn tay.
D. Một mẩu phấn.
Câu 8: Trang 27 SGK - vật lí 10
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống.
Câu 9: Trang 27 SGK - vật lí 10
Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất, hòn đá rơi trong 1 s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4 h xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu?
A. 4 s.
B. 2 s.
C.
D. Một đáp số khác.
Câu 10: Trang 27 SGK - vật lí 10
Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 11: Trang 27 SGK - vật lí 10
Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe thấy tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
Câu 12: Trang 27 SGK - vật lí 10
Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 (m). Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả hòn sỏi. Lấy g = 10 m/s2.
Xem thêm bài viết khác
- Khi nào động lượng biến thiên?
- Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều
- Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
- Trong tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.
- Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6 400km và lấy
- Tốc độ trung bình là gì?
- Giải câu 3 bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng sgk vật lí 10 trang 165
- Giải câu 2 bài 38: Sự chuyển thể của các chất sgk vật lí 10 trang 209
- Một máy bay bay theo phương ngang ở cùng độ cao 10km với tốc độ 720km. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang)
- Ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là:
- Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi tăng hay giảm? Tại sao? sgk vật lí trang 206
- Viết các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và cho biết tính chất của mỗi chuyển động thành phần.