Soạn VNEN GDCD 8 bài 3: Tôn trọng
Soạn bài 3: Tôn trọng - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 15. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Trò chơi " chuyền hộp bút"
a. Cách chơi:
Chia hai lớp thành hai đội thực hiện trò chơi chuyền hộp bút:
- Lượt 1: Chuyển hộp bút chì màu đến những người trong dãy một cách nhanh nhất
- Lượt 2: Trao hộp bút kèm theo sự tôn trọng người được trao trong thời gian ngắn nhất
b. Thảo luận sau khi chơi:
1. Em thích thái độ của các bạn khi chuyển hộp bút trong lần nào? Vì sao?
2. Nêu ý nghĩa của hoạt động này
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về tôn trọng
a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
- Theo em, hành vi tôn trọng được thể hiện ở chỗ nào, câu nói nào trong câu chuyện trên?
- Từ câu chuyện trên, em thấy việc tôn trọng người khác mang lại kết quả gì?
b. Tìm hiểu về tôn trọng lẽ phải
Câu hỏi:
- Theo em, những hành động nào của Bác Hồ trong câu chuyện trên thể hiện sự tôn trọng?
- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trao đổi với bạn suy nghĩ của mình?
- Kể cho các bạn cùng nghe tấm gương về sự tôn trọng mà em được biết trong cuộc sống
c. Điền vào chỗ trống những điều học sinh cần tôn trọng:
Từ câu chuyện trên, cũng như trong cuộc sống, em thấy mỗi cá nhân cần biết tôn trọng những gì? Hãy điền vào các dòng để trống
Chúng ta cần:
- Tôn trọng con người
- Tôn trọng quy định, nội quy lao động
- Tôn trọng sản phẩm lao động
- Tôn trọng người khác và tôn trọng lẽ phải
- .................................................
2. Biểu hiện tôn trọng
Điền vào bảng sau những biểu hiện của tôn trọng và thiếu tôn trọng
Biểu hiện của tôn trọng | Biểu hiện của thiếu tôn trọng | |
Thái độ | Ví dụ: Lễ phép với người trên | |
Lời nói | Ví dụ: Dạ, vâng ạ... | |
Hành động | Ví dụ: Mặc trang phục phù hợp |
3. Ý nghĩa và vai trò của tôn trọng
Từ câu chuyện "Chuyện về một nữ công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến đồ đông lạnh" nêu trên, em hãy nêu ý nghĩa và vai trò của tôn trọng?
4. Tìm hiểu cách rèn luyện hành vi tôn trọng
- Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng như thế nào?
- Hãy điền những hành vi biểu hiện sự tôn trọng vào ô trống trong các tình huống sau:
Tình huống | Hành vi biểu hiện sự tôn trọng |
A. Khi giáo viên đang giảng bài | |
B. Khi gặp người lớn tuổi | |
C. Khi giao tiếp với bạn | |
D. Khi làm bài kiểm tra | |
E. Khi gặp khách quốc tế | |
G. Khi tham gia giao thông | |
H. Khi đi du lịch | |
I. Khi bạn mắc lỗi |
C. Hoạt động luyện tập
1. Khoanh tròn các phương án đúng:
Tôn trọng lẽ phải là:
A. Biết đấu tranh cho lẽ phải
B. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho người khác
C. Che chở cho bạn khi bạn làm sai
D. Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu
E. Chỉ trích, miệt thị bạn khi bạn có lỗi
G. Có ý thức bảo vệ danh dự bản thân
2. Hoàn thành phiếu học tập
Đánh dấu X vào ô tôn trọng hoặc không tôn trọng trong bảng dưới đây và giải thích vì sao em chọn như vậy?
Biểu hiện | Tôn trọng | Không tôn trọng | Giải thích |
A. Lan thường xuyên có ý thức tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới | |||
B. Hà luôn phản ứng với thầy cô giáo mỗi khi bạn đi học muộn | |||
C. Lâm luôn viết giấy xin phép mỗi khi nghỉ học | |||
D. Thành luôn có ý thức học tập và thường giúp đỡ cha mẹ công việc nhà | |||
E. Hải không bao giờ chơi với các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn |
3. Suy ngẫm:
Trong lớp em, không phải bạn nào cũng có sở thích và thói quen giống nhau, bạn thích nói chuyện nhiều, bạn lại nói chuyện ít, bạn thích món ăn này, bạn thích món ăn khác. Đối với những sở thích và thói quen khác nhau của các bạn như vậy, em có thái độ như thế nào?
Trong giờ học, Thắng có ý kiến sai, nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và cho là mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi giải quyết tiếp. Ý kiến của em về các giải quyết của cô giáo và bạn Thắng?
4. Viết thông điệp
- Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết một thông điệp của mình để thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được mọi người tôn trọng vào giấy A0.
- từng nhóm lần lượt gắn thông điệp của nhóm lên trên bảng
- Các nhóm đọ thông điệp của các nhóm khác
- Trả lời câu hỏi:
- Em cảm nhận gì sau hoạt động này?
- Em thích nhất thông điệp của nhóm nào? Vì sao?
D. Hoạt động vận dụng
1. Nhận diện bản thân
a. Hằng ngày, em đã làm tốt việc tôn trọng chưa?
b. Hãy kể tên những việc làm thể hiện sự tôn trọng và chưa tôn trọng của em
c. Tìm hiểu những giải pháp để khắc phục cách hành động thiếu tôn trọng của bản thân
2. Tưởng tượng
Em sẽ làm gì khi bị một bạn nói xấu em với các bạn khác? Em suy nghĩ thế nào về người bạn ấy? Em sẽ ứng xử với bạn ấy như thế nào để bạn tôn trọng em và thấy mình cũng được tôn trọng?
3. Suy ngẫm
a. Em suy nghĩ và hành động thế nào khi nhiều quan điểm/ sở thích của em không giống quan điểm/ sở thích với bạn thân của em?
b. Em có suy nghĩ và hành động như thế nào khi bố mẹ em nhật kí của em mà không hỏi ý kiến của em?
4. Liên hệ thực tiễn
Tục ngữ có câu: "Kính trên nhường dưới". Theo câu tục ngữ này, muốn khuyên chúng ta điều gì? Em đã có những vận dụng ý nghĩa của câu tục ngữ ngày vào cuộc sống như thế nào?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Quan sát và trao đổi cùng người thân
Chỉ ra các biểu hiện thiếu tôn trọng của một số lễ hội truyền thống ở nước ta hiện nay? Theo em, làm thế nào để nâng cao ý thức tôn trọng của người dân trong việc bảo tôn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp?
b. Hãy quan sát những người sống quanh em, chỉ ra 3-5 việc làm thể hiện tôn trọng và 3-5 việc làm thể hiện thiếu tôn trọng của họ, từ đó rút ra bài học cho bản thân
2. Tìm hiểu tấm gương về sự tôn trọng
- Hãy viết về những người trong gia đình em, những người sống xung quanh em, hoặc gương người tốt, việc tốt được đăng trên các phương tiện truyền thông mà em ngưỡng mộ hoặc tự hào về việc làm và hành vi tôn trọng của họ.
- Chỉ ra phẩm chất, hành vi tôn trọng ở họ khiến em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo
- Em sẽ làm gì để phát huy những phẩm chất và hành vi tốt đẹp đó?
3. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự tôn trọng
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao Mạnh lại nói không đúng sự thật? Nếu em là Hùng, em sẽ cảm thấy thế nào và có suy nghĩ gì về việc làm của Mạnh?
- Em suy nghĩ như thế nào vê cách sống của Mạc Đĩnh Chi? Cách sống có thể hiện phẩm chất gì của ông?
- Thảo luận nhóm để giúp Nam có được quyết định đúng đắn vì thấy được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động này?
- Mỗi nhóm hãy lựa chọn một trong hai tình huống sau để xây dựng và tổ chức đóng vai theo kịch bản để đưa ra hướng giải quyết tình huống theo hình thức tư vấn pháp luật
- Hãy xác định những biểu hiện của đoàn kết, không/thiếu đoàn kết và ghi vào bảng theo mẫu dưới đây:
- Chiếc ô tô gặp vấn đề gì khi đang đi trên đường? Nhờ đâu mà cuối cùng chiếc xe đã vượt qua được hố bùn trong sự vui mừng của mọi người?
- Theo em, cần làm gì để học sinh tự giác thực hiện nội quy tốt hơn? Em thường đặt ra kỉ luật gì cho chính mình? Điều đó giúp ích được gì cho bản thân em?
- Các hình ảnh trên mô tả điều gì? Hãy chỉ ra những chi tiết mô tả điều đó. Em hãy đặt tên cho hình ảnh số 2 và nêu thông điệp của hình ảnh
- Kỉ luật sẽ giúp em thực hiện công nghệ nào đó để thay đổi trạng thái của bản thân. Hãy điền vào cột bên phải những hành vi em thường làm khi ở trong trạng thái như vậy?
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên? Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- Tý cho rằng "sợi dây kéo diều xuống", nhưng theo em, sợi dây diều kéo diều xuống hay giúp diều bay cao? Vì sao?
- Soạn VNEN GDCD 8 bài 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam