Soạn VNEN GDCD 8 bài 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Soạn bài 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 71. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Tìm ô chữ bí mật
Em hãy lần lượt trả lời các ô chữ hàng ngang màu xanh và tìm ra ô chữ hàng dọc, màu đỏ
2. Chia sẻ
- Ngoài những thông tin có được trong các ô chữ trên về bộ máy nhà nước, em còn biết thêm những gì về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
- Tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tim hiểu sự ra đời và bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Đọc lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi | Trả lời |
1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi nào? | |
2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? | |
3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích gì? | |
4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày tháng năm nào? |
b. Đọc Điều 2 (khoản 1, 2), Điều 3 của Hiến pháp năm 2013 và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập số 2
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong điêu 2, điều 3 của Hiến pháp năm 2013?
2. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Đọc thông tin, quan sát sơ đồ và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Câu hỏi | Trả lời |
Bộ máy nhà nước là gì? | |
Trong bộ máy nhà nước, cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp? | |
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan nào? |
Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Cấp trung ương gồm những cơ quan nào? Cấp huyện( quận, thị xã) gồm có những cơ quan nào? Cấp xã (phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào?
b. Nhanh tay, nhanh mắt:
Ghép các đoạn thông tin và hình ảnh sao cho phù hợp
c. Em hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau:
- Mẹ tớ sinh em bé. Gia đình tớ cần làm giấy khai sinh. Vậy gia đình tớ có thể đến cơ quan nào?
- Chị dâu tớ làm sơ yếu lí lịch để đi xin việc. Bản lí lịch này cần được chính quyền xác nhận. Vậy chị có thể đến cơ quan nào để thực hiện điều này?
- Anh họ tớ là sinh viên ở quê mới lên, hiện nay đang ở nhà tớ. Bác tổ trưởng tổ dân phố nói rằng anh phải đăng kí tạm trú, tạm vắng. Vậy anh họ tớ có thể đăng kí ở đâu?
C. Hoạt động luyện tập
1. Nhanh tay, nhanh mắt
Hãy nối thông tin ở cột II cho phù hợp với các cơ quan nhà nước ở cột I.
I | II |
A. Cơ quan quyền lực nhà nước | 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự |
B. Cơ quan xét xử | 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp |
C. Cơ quan hành chính nhà nước | 3. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự |
D. Cơ quan kiểm sát | 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp |
2. Giải quyết tình huống
Tình huống 1:
Thùy Linh và Lan Hương trao đổi với nhau về nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thủy Linh: Này Lan Hương, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường mình là thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân?
Lan Hương: Công việc này quan trọng lắm, nên phải là nhiệm vụ của cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Theo em, ý kiến của Lan Hương là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Tình huống 2
Hạnh, Hường và Điệp băn khoăn chưa rõ về việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của ai, Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân?
Hạnh cho rằng: Đây là nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, vì nó rất quan trọng
Hường: Vì đây là những hoạt động quan trọng nên muốn quản lí hiệu quả thì phải là nhiệm vụ của cả hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điệp khẳng định: Nội dung này mình đã được học ở môn Giáo dục công dân năm lớp 7, vì vậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
Ý kiến của em vê vấn đề này như thế nào? Giải thích vì sao?
D- E. Hoạt động vận dụng - hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm
2. Đánh giá
Em hãy tìm thông tin và điền vào cột trong bảng sau cho phù hợp:
Biểu hiện của việc tham gia xây dựng và quản lí nhà nước | Biểu hiện của việc chống phá chủ trương, chính sách của Nhà nước |
Xem thêm bài viết khác
- Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện như thế nào? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, cô giáo của công dân?
- Việc một số bạn tự đứng ra ngoài khi mắc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát đã thể hiện phẩm chất gì của họ?
- Đọc câu nói sau của Sybil Stamton và ngẫm xem đối với em, kỉ luật thường là gì?
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Em hãy tìm điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên. Theo em, tại sao các hoạt động trên cần sự góp ý từ nhiều cá nhân?
- Vì sao anh tiều phu lại không nhận rìu vàng và rìu bạc? Việc anh của anh thể hiện phẩm chất gì?
- Soạn VNEN GDCD 8 bài 3: Tôn trọng
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung của bài học trong đó có nội dung các nhánh
- Hãy đọc các trường hợp dưới đây và cho biết:
- Các nhóm thảo luận và viết vào giấy những biểu hiện cụ thể của người học sinh tuân thủ kỉ luật và giải thích vì sao?
- Hành vi của các cá nhân trong mỗi bức ảnh trên có thể gây ra những hậu quả gì?
- Ý kiến của em vê vấn đề này như thế nào? Giải thích vì sao?