Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Sau thất bại ở hai lần trước, quân Mông – Nguyên tiếp tục trở lại nước ta xâm lược lần thứ ba. Vậy với lần thứ ba này, quân và dân ta đã chiến đấu như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ý chí đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Vua Trần lo lắng hỏi ý kiến Trần Thủ Độ
- Bô lão trong cả nước về họp ở Điện Diên Hồng
- Trần Hưng Đạo viết “Hịch tướng sĩ”.
- Các binh sĩ thích vào tay chữ “Sát thát”.
=>Cả nước đều quyết tâm đánh giặc.
CH: Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần?
Trả lời:
- Những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần là:
- Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khảng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
- Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Sẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
- Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).
2. Kế sách đánh giặc của nhà Trần
- Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần rút lui khỏi Thăng Long
- Khi giặc mệt mỏi, khó khăn về lương thực thì tổ chức phản công
- Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không có lương thực để ăn, đói khát mệt mỏi. Quân địch hao tổn, trong khi đó quân ta bảo toàn được lực lượng.
3. Ý nghĩa cuộc kháng chiến
- Sau ba lần thất bại, giặc không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi Nhà Trần đã dùng kế gì đánh giặc?
Câu 3: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Em hãy sưu tầm các mẩu chuyện kể về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc sgk Lịch sử 4
- Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt (bằng lời, bằng đoạn văn ngắn hoặc bằng hình vẽ).
- Tại sao quân ta lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ?
- Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa?
- Đề thi cuối năm mới nhất lớp 4 môn Lịch sử - địa lí (có đáp án) năm học 2017 - 2018
- Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh sgk Lịch sử 4 Trang 53
- Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
- Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
- Ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt?
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào Lịch sử lớp 4