[Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Em với anh chị em trong gia đình
Hướng dẫn học bài: Em với anh chị em trong gia đình trang 44 sgk Đạo đức 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn
1. Khởi động
a. Cùng bạn hát bài Làm anh khó đấy
Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Nguyễn Đình Khiêm
Hướng dẫn:
Cùng các bạn trong lớp hát thật to bài hát "Làm anh khó đấy":
Làm anh khó đấy phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái phải người lớn cơ.
Khi em bé khóc anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã anh nâng dịu dàng.
Mẹ chia quà bánh chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp cũng nhường em luôn.
Làm anh thật khó nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé thì làm được thôi.
b. Bài hát nói về điều gì?
Hướng dẫn:
Bài hát nói về sự yêu thương đùm bọc của người anh giành cho người em.
2. Khám phá
a. Xem tranh và nêu những việc anh chị nên làm đối với em nhỏ
Hướng dẫn:
Quan sát các bức tranh và nêu những việc anh chị nên làm với em nhỏ:
- Tranh 1: Anh đưa cho em cái bánh và nói: “Anh để phần em này!”.
=> Việc làm đó thể hiện anh quan tâm, nhường nhịn em.
- Tranh 2: Chị rủ em cùng chơi gấu bông, chị nói: “Chị em mình cùng chơi nhé!”.
=> Việc làm này thể hiện chị biết nhường nhịn và hoà thuận với em.
- Tranh 3: Anh đang giặt khăn để rửa mặt cho em, anh nói: “Anh lau mặt cho em nào!”.
=> Việc làm đó thể hiện anh rất quan tâm và biết chăm sóc em.
- Tranh 4: Mẹ đang nấu cơm, em bé khóc đòi mẹ. Chị dỗ em và nói: “Em ra đây với chị ”.
=> Việc làm này thể hiện chị biết trông em, dỗ dành để em khỏi khóc.
- Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
b. Nêu những việc em nên làm với anh chị qua các bức tranh dưới đây:
Hướng dẫn:
Quan sát các bức tranh và nêu những việc làm trong từng bức tranh:
- Tranh 1: Thấy anh đi học về, em chạy ra chào anh.
=> Điều đó thế hiện em rất lễ phép với anh.
- Tranh 2: Chị làm rơi hộp bút, em nhắc chị: “Hộp bút của chị rơi kìa!”.
=> Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến chị.
- Tranh 3: Em tặng quà cho chị và nói: “Em chúc mừng chị!”.
=> Việc làm này thể hiện em biết quan tâm, chia sẻ niềm vui với chị.
- Tranh 4: Em thấy anh mệt mỏi, em sờ trán anh và nói: “Trán anh nóng thế?”.
=> Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến anh.
- Là em trong gia đình, các em nên lễ phép, vâng lời và quan tâm, giúp đỡ anh chị bằng những việc làm phù hợp.
3. Luyện tập
a. Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của bạn trong mỗi tranh dưới dây?
Hướng dẫn:
Quan sát các bức tranh và nhận xét:
- Tranh 1: Em tặng hoa và nói: “Chúc mừng sinh nhật chị!”. Chị nét mặt hân hoan và đáp lại: “Cảm ơn em!”.
=> Đồng tình với lời nói và hành vi của hai chị em vì em biết quan tâm chia sẻ niềm vui, nói năng lề phép với chị; chị có thái độ vui vẻ và biết ơn.
- Tranh 2: Hai anh em đang tranh nhau một cái ô tô đồ chơi, ai cũng đòi của mình.
=> Không đồng tình với hành vi này vì anh không biết nhường nhịn em. Em muốn chơi nhưng không nói lễ phép với anh mà lại đòi của mình.
- Tranh 3: Anh đưa cho em cái chong chóng và nói: “Cho em này!”. Em đáp lại lễ phép: “Em xin!” và đưa hai tay đón lấy.
=> Đồng tình với lời nói và việc làm của hai anh em, vì anh biết quan tâm đến em; em lễ phép với anh.
- Tranh 4: Chị nhắc em: “Sao em không dọn đồ chơi?”. Em hai tay chống hông, mắt trợn lên và nói: “Chị dọn đi”.
=> Không đồng tình với lời nói và hành vi của em, vì em chưa lễ phép, vâng lời chị.
- Tranh 5: Anh đưa bánh cho em và nói “Em ăn đi”. Em giơ hai tay đón lấy cái bánh anh cho.
=> Đồng tình với lời nói và hành vi của hai anh em, vì anh biết nhường nhịn, quan tâm đến em; em có thái độ lễ phép với anh.
- Tranh 6: Em bé khóc và gọi “Chị ơi!”, nhưng chị mải chơi chuyền với bạn không dỗ em.
=> Không đồng tình với hành vi của chị, vì chị chưa biết quan tâm đến em.
b. Em sẽ làm gì nếu em là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
- Tình huống 1:
- Tình huống 2:
- Tình huống 3:
Hướng dẫn:
- Tình huống 1: Minh đang chơi với em thì các bạn đến rủ đi đá bóng.
=> Em nên ở nhà trông em bé và hẹn các bạn đá bóng vào lúc khác hoặc em có thể rủ các bạn vào nhà cùng chơi với em bé, rồi đi đá bóng sau.
- Tình huống 2: Lan mới được tặng một con búp bê rất đẹp, em Lan nhìn thấy hỏi mượn.
=> Em nên cho em bé mượn búp bê hoặc cùng em bé chơi chung búp bê.
- Tình huống 3: Anh của Quân được phân công quét nhà, nhưng anh chưa học bài xong nên nhờ Quân quét giúp.
=> Anh bận học, em nên quét nhà giúp anh.
c. Tự liên hệ
Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình?
Hướng dẫn:
Em liên hệ với bản thân và kể lại với các bạn trong lớp cùng nghe những việc mình đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.
4. Vận dụng
Hướng dẫn:
Em thực hiện các việc sau:
- Cùng bạn thực hành:
- Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật.
- Động viên, chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt.
- Thực hiện quan tâm, chăm sóc anh chị em bằng những việc làm phù hợp.
- Chia sẻ việc nhà với anh chị em.
Lời khuyên:
Anh chị em hòa thuận
Yêu thương, giúp đỡ nhau
Tình cảm sẽ bền lâu
Gia đình thêm đầm ấm.
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Sạch sẽ, gọn gàng
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Yêu thương gia đình
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Em tự giác làm việc của mình
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Trả lại của rơi
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Phòng tránh bị bỏng
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Em với nội quy trường, lớp
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Em với ông bà, cha mẹ
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Em với anh chị em trong gia đình
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Phòng tránh bị điện giật
- [Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Chăm sóc bản thân khi bị ốm