[CTST] Giải SBT GDCD bài 6: Tự nhận thức bản thân
Giải SBT giáo dục công dân 6 bài 6: Tự nhận thức bản thân sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. CỦNG CỐ
Bài tập 1. Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất
B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2. Khi không hiểu rõ về bản thân mình , chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào ?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống
B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh
C. Thiếu CƠ SỞ cho việc ra quyết định
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 3. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về :
A. Thầy cô
B. Bạn bè
C. Chính mình
D. Bố mę
Bài tập 2. Điền từ vào chỗ ( ... )
Tự nhận thức bản thân là khả năng ................chính xác bản thân , biết mình .................... muốn gì , đâu là .......... của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta .................. về mình, ..................bản thân , ........................... cởi mở và ...................... chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử , hành động phù hợp .
Bài tập 3. Thảo luận .
Em cùng các các bạn thảo luận về 2 câu danh ngôn sau :
- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon
- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách
Benjamin Franklin
B. LUYỆN TẬP
Bài tập 4. Xử lí tình huống .
Tình huống 1 : Nam là lớp trưởng của lớp 6A1 . Từ trước đến nay , Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro , Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình . Có một lần , Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi Ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường . Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu . Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi . Nếu là Nam , em sẽ làm gì ?
Tình huống 2 : Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học , Ấn tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt . Ngược lại , Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt . Trong những bữa cơm gia đình , bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phủ cảm thấy rất tự ti . Nếu là Phú , em sẽ làm gì ?
Bài tập 5. Sắm vai.
Em cùng các bạn hãy sắm vai để chia sẻ cùng với bạn Lan trong tình huống sau:
Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng kí các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.
Câu hỏi:
- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?
- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?
C. VẬN DỤNG
Bài tập 6. Em hãy liệt kê 5 điều mới mẻ mà bản thân em có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5 (Chiều cao , cân nặng, tính cách, mối quan hệ, học tập, mục tiêu,…)
Bài tập 7. Em hãy trò chuyện với 3 người (bố mẹ, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh) mà em tin tưởng để biết được những nhận xét của họ về những ưu – nhược điểm cảu em, nhờ họ góp ý những điểm mà em cần khắc phục để có thể phát triển bản thân. Hãy lựa chọn những góp ý phù hợp để xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân em trong năm học này.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT GDCD bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
- Những biểu hiện về ý thức, hành vi nào dưới đây thể hiện và chưa thể hiện tính tự lập? Em hãy đánh dấu x vào ô mà em lựa chọn.
- Những hành vi, việc làm sau đây đã thực hiện nhóm quyền cơ bản nào của trẻ em?
- [CTST] Giải SBT GDCD bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận cơ bản của bản thân.
- Em hãy kể về một tấm gương tôn trọng sự thật trong cuộc sống hằng ngày mà em biết
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.
- [CTST] Giải SBT GDCD bài 4: Tôn trọng sự thật
- Hãy đọc câu chuyện và rút ra ba điều cần thay đổi ở bản thân em.
- Em hãy chọn câu trả lời đúng.
- Em hãy đọc 2 bài thơ của Bác Hồ trích trong tác phẩm Nhật kí trong tù
- Mai là một học sinh ngoan và học giỏi.