Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 23 năm 2017

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/nghị luận

Câu 2. Nội dung đoạn trích: đặc điểm văn hóa người Việt Nam ở các phương diện tôn giáo, ý thức sở hữu, mong muốn, niềm yêu chuộng, và xu thế hòa nhập.

Câu 3. Người Việt Nam luôn giữ mình, giữ sự chừng mực đối với việc tiếp nhận cái khác mình, cái mới; luôn chú ý đến sự vừa phải, phù hợp với bản thân.

Câu 4. Học sinh nêu được thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải phù hợp cho sự lựa chọn của mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2, 0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn đảm bảo kết cấu của một đoạn văn thông thường. Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích được ý kiến: chỉ ra quan niệm, ý thức về sở hữu vật chất của người Việt Nam là không tham lam, giành giật.

- Nêu quan niệm của người Việt về việc sở hữu của cải vật chất hiện nay.

  • Một bộ phận lớn thanh niên hiện nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp theo quan niệm này: không tham lam, giành giật của chung, của tập thể làm của riêng cho mình. Nhiều người còn mang của cải của mình đi làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Tuy nhiên một bộ phận lại chỉ lo trục lợi, tham nhũng, vơ vét của công để làm giàu bất chính.

- Rút ra bài học hành động: thanh niên ngày nay phải biết cống hiến, biết sống vì người khác, không tham lam, giành giật, biết chăm lo đến những người thiệt thòi, thiếu may mắn.

Câu 2 (5,0 điểm)

Dàn ý chi tiết

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho hồ thơ của Quang Dũng và thơ ca kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công về hình tượng người lính Tây Tiến

b. Giải thích

- “ Dáng dấp tráng sĩ thuở trước”: là nói đến nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại về hình tượng người lính

- “ Dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp”: muốn nói đến người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp

==> Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính tây Tiến: Ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại

c. Phân tích, chứng minh

- Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: Người lính hiện lên với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt đầy hào khí, tinh thần chiến đấu kiêu dũng, xả thân, thái độ ngang tàng ngạo nghễ, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng

  • Hình tương người lính đặt trong không gian bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh đầy gian khổ, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ…

- Người lính Tây Tiến mang dáng vẻ của người chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Pháp

  • Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc
  • Đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung tinh nghịch, lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình: dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình yêu đôi lứa
  • 61 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021