Đề 13: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
Đề 13: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.
Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, sự hình thành màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định và được mô tả theo sơ đồ:
Alen A | Alen B | |
↓ | ↓ | |
Enzim A | enzim B | |
↓ | ↓ | |
Chất không màu → | chất màu hồng → | chất màu đỏ |
Alen a và alen b không có khả năng phiên mã nên không tồng hợp được protein. Theo lý thuyết ở đời con của phép lai AaBb × aaBB có tỷ lệ kiểu hình là:
- A. 1 trắng: 2 hồng: 1 đỏ
- B. 1 trắng: 1 đỏ
- C. 1 hồng: 1 đỏ
- D. 1 hồng: 1 trắng
Câu 2: Xét các kết luận sau đây:
(1) Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 5
Câu 3: Loại biến dị nào sau đây không làm xuất hiện kiểu gen mới?
- A. Thường biến
- B. Thường biến và biến dị tổ hợp
- C. Biến dị đột biến
- D. Biến dị tổ hợp
Câu 4: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST kí hiệu: AaBbddEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở một NST kép trong cặp Bb sẽ tạo ra hai tế bào con có kí hiệu NST là:
- A. AaBBbddEe và AaBddEe
- B. AaBbddEe và AaBbddEe
- C. AaBbDddEe và AaBbddEe
- D. AaBbbddEe và AaBddEe
Câu 5:Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau
- A. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’
- B. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’
- C. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’
- D. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’
Câu 6:Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd/bD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
- A. Abd, AbD, aBd, aBD hoặc ABD, ABd, abd, abD
- B. Abd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd
- C. Abd, aBD, abD, A bd hoặc Abd, aBD, AbD, abd
- D. ABD, abd, aBD, Abd hoặc aBd,abd, aBD, AbD
Câu 7:Một gen của Vi khuẩn dài 510(nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1 = 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có nucleotit loại A là 150. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là:
- A. 450
- B. 900
- C. 600
- D. 1200
Câu 8:Theo Jacop và Mono, các thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:
- A. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)
- B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P)
- C. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O)
- D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)
Câu 9: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì ở thể đột biến đó:
- A. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2
- B. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2
- C. có ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1
- D. có hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1
Câu 10:Cho phép lai AaBbDdEeFf x aaBbddeeff, cá thể đời con có kiểu gen AaBBddeeFF chiếm tỷ lệ:
- A. 50%
- B. 0%
- C. 18,75%
- D. 75%
Câu 11:Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
- B. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho việc phát sinh gen mới.
- C. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
- D. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
Câu 12: Một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc có bộ NST 2n=14, trong quá trình giảm phân ở một cây xét 1000 tế bào thấy có 200 tế bào đều có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Tỉ lệ giao tử chứa 8 NST được tạo ra từ cây này là:
- A. 10%
- B. 6,7%
- C. 50%
- D. 20%
Câu 13: Bộ ba mã mở đầu nằm trên vùng nào của gen cấu trúc?
- A. Vùng mã hóa
- B. Vùng xếp cuộn
- C. Vùng kết thúc
- D. Vùng điều hòa
Câu 14:Đặc điểm chung của quy luật phân ly độc lập và hoán vị gen là:
- A. phá vỡ hiện tượng liên kết gen.
- B. tạo ra các biến dị tổ hợp.
- C. xảy ra hiện tượng bắt chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
- D. đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng.
Câu 15:Một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường; lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?
- A. 36
- B. 21
- C. 18
- D. 42
Câu 16:Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
- B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
- C. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
- D. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
Câu 17:Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?
- A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
- B. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống.
- C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
- D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
Câu 18:Ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu, các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của 2 vợ chồng trên là:
- A. Bố XmHY, mẹ XMhXmh
- B. Bố XMHY, mẹ XMHXMH
- C. Bố XmhY, mẹ XmH Xmh hoặc XMh XmH
- D. .Bố XMHY, mẹ XMh XmH
Câu 19: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là:
- A. mất đoạn và lặp đoạn
- B. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể
- C. mất đoạn và đảo đoạn
- D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể
Câu 20:Khẳng định đúng về quá trình dịch mã:
- A. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
- B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN.
- C. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
- D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’.
Câu 21:Tổng số nhiễm sắc thể của bộ lưỡng bội bình thường ở một loài có số lượng 22,
trong tế bào cá thể A ở cặp thú 5 và cặp thú 6 đều có 4 chiếc, cá thể đó là thể:
- A. tứ bội
- B. bốn kép
- C. đa bội chẵn
- D. tam nhiễm kép
Câu 22:Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thú nhất là AA, loài thứ 2 là BB,
tự đa bội gồm:
- A. BBBB và AABB
- B. AB và AABB
- C. AABB và AAAA
- D. AAAA và BBBB
Câu 23:Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị
đột biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 2 liên kết hidro so với gen bình thường. Số
lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
- A. A = T = 600; G = X = 899
- B. A = T = 900; G = X = 599
- C. A = T = 600; G = X = 900
- D. A = T = 599; G = X = 900
Câu 24:Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:
- A. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
- B. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
- C. bổ sung; bán bảo toàn.
- D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
Câu 25:Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng:
- A. điều hoà, vận hành, kết thúc
- B. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc
- C. điều hoà, mã hoá, kết thúc
- D. điều hoà, vận hành, mã hoá
Câu 26:Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến:
- A. đã biểu hiện ra kiểu hình
- B. gen hay đột biến nhiễm sắc thể
- C. nhiễm sắc thể
- D. gen
Câu 27: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A, a; B,
b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cú có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd ´AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ:
- A. 3/32
- B. 15/64
- C. 1/64
- D. 5/16
Câu 28:Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn:
- A. dịch mã
- B. phiên mã
- C. sau dịch mã
- D. trước phiên mã
Câu 29:Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
- A. tính trạng của loài
- B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài
- C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài
- D. giao tử của loài
Câu 30:Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình
thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd xAaBbdd là:
- A. 1/4
- B. 1/8
- C. 1/2
- D. 1/16
Câu 31:Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào:
- A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen
- B. sức đề kháng của từng cơ thể
- C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
- D. điều kiện sống của sinh vật
Câu 32:Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25%
cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
- A. 3 cây thân thấp: 1 cây thân cao
- B. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp
- C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp
- D. 2 cây thân cao: 1 cây thân thấp
Câu 33: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là:
- A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit
- B. mất 3 cặp nuclêôtit trƣớc mã kết thúc
- C. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác
- D. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên
Câu 34:Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến.
Cho phép lai: ♀AaBbddEe x ♂AabbDdEE, đời con có thể có bao nhiêu loại kiểu gen và
bao nhiêu loại kiểu hình?
- A. 24 kiểu gen và 8 kiểu hình
- B. 27 kiểu gen và 16 kiểu hình
- C. 24 kiểu gen và 16 kiểu hình
- D. 16 kiểu gen và 8 kiểu hình
Câu 35:Ở người (2n = 46) trong số hội chúng di truyền hiểm nghèo đã được phát hiện,
có một số dạng thể ba ở một số cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này có đặc điểm là:
- A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống
- nhau.
- B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
- C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
- D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau .
Câu 36: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ngƣời ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên
ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện
được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
- A. ba loại G, A, U
- B. ba loại U, G, X
- C. ba loại A, G, X
- D. ba loại U, A, X
Câu 37: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho
kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp.
Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn
giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao,
hoa đỏ: 3 cây thân thấp, hoa đỏ: 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
- A. ABD/ abd × AbD/ aBd
- B. Aa Bd/ bD × Aa Bd/ bD
- C. AD/ad Bb × AD/ad Bb
- D. Abd/ aBD × Abd/ aBD
Câu 38: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là:
- A. chuyển đoạn, lặp đoạn
- B. mất đoạn, chuyển đoạn
- C. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể
- D. lặp đoạn, mất đoạn
Câu 39: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế:
- A. tự sao, phiên mã,dịch mã
- B. tổng hợp ADN, dịch mã
- C. tổng hợp ADN, ARN
- D. tự sao, tổng hợp ARN
Câu 40: Ở người, những bệnh, hội chúng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
- A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tơcnơ
- B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu
- C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao
- D. Hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh mù màu
Xem thêm bài viết khác
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 222 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 của Bộ giáo dục lần 3 Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học số 17
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 219 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 12: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 210
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 2Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (P2)
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 212
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 213
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 213
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 202
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 220