Đề 6: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
Đề 6: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm
Câu 01: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
- A. Sức lao động.
- B. Đối tượng lao động.
- C. Tư liệu lao động.
- D. Máy móc hiện đại.
Câu 02: Dựa vào quyền tự do kinh doanh, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Mọi công dân đều có quyền kinh doanh.
- B. Chỉ có những người có tiền mới có quyền kinh doanh.
- C. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên mới có quyền kinh doanh.
- D. Tất cả mọi người đều có quyền kinh doanh.
Câu 03: Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của công dân thuộc nội dung nào dưới đây ?
- A. Xây dựng pháp luật.
- B. Ban hành pháp luật.
- C. Phổ biến pháp luật.
- D. Thực hiện pháp luật.
Câu 04: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật ?
- A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
- B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.
- C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản.
- D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.
Câu 05: Khi cầu tăng lên, sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
- A. Thị trường chi phối cung - cầu.
- B. Cung - cầu tác động lẫn nhau.
- C. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.
- D. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.
Câu 06: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
- A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- B. Mọi nền sản xuất.
- C. Nền sản xuất hàng hóa.
- D. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Câu 07: Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Quy định.
- B. Quy tắc.
- C. Pháp luật.
- D. Quy chế.
Câu 08: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền
- A. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
- B. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
- C. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
- D. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 09: Hàng hóa có hai thuộc tính là:
- A. Giá trị và giá cả.
- B. Giá trị và giá trị sử dụng.
- C. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
- D. Giá cả và giá trị sử dụng.
Câu 10: Đâu là hành vi xâm phạm về chổ ở của công dân?
- A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
- B. Tự ý vào nhà người khác lục soát đồ đạc.
- C. Vào nhà hàng xóm để giúp họ chữa cháy.
- D. Khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 11: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là thuộc nội dung nào dưới đây?
- A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- C. Bình đẳng về quyền con người.
- D. Bình đẳng trước pháp luật.
Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?
- A. Quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- B. Quyền và nghĩa vụ của mình.
- C. Các quyền của mình.
- D. Lợi ích kinh tế của mình.
Câu 13: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
- A. Giáo dục.
- B. Chính trị.
- C. Kinh tế.
- D. Văn hóa.
Câu 14: Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành khái niệm Bị can được hiểu là
- A. người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
- B. người bị tạm giam, tạm giữ về tội cố ý đánh người gây thương tích.
- C. người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
- D. người bị khởi tố hình sự theo quy định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.
Câu 15: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, A đã báo công an xã sự việc trên. Công an xã lập tức đến nhà bắt B về trụ sở công an. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào sau đây?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
Câu 16: Phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ phòng tài chính huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho đúng luật?
- A. Viện kiểm sát nhân dân huyện N.
- B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N.
- C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- D. Cơ quan Công an bất kì.
Câu 17: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận thuộc nội dung nào dưới đây?
- A. Đấu tranh.
- B. Sản xuất.
- C. Kinh doanh.
- D. Cạnh tranh.
Câu 18: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây
- A. Không ai được ưu tiên.
- B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
- C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- D. Không nên làm phiền người khác.
Câu 19: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
- A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
- B. Thời gian trung bình để sản xuất ra hàng hóa.
- C. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
- D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 20: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện pháp luật khác với các hình thức còn lại ?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Áp dụng pháp luật.
- C. Thi hành pháp luật.
- D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 21: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng cũng cố tình yêu đảm bảo sự bền vững hạnh phúc gia đình. Khẳng định này muốn nói lên
- A. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
- B. vai trò trong quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
- C. trách nhiệm của luật hôn nhân và gia đình.
- D. nội dung của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
Câu 22: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau là vì?
- A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
- B. Chúng đều là sản phẩm của lao động.
- C. Chúng có giá trị bằng nhau.
- D. Chúng có giá trị sử dụng giống nhau.
Câu 23: Để có tiền tiêu, H (năm nay 14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán karaoke. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
- A. Báo công an vì chủ quán sử dụng người lao động trái pháp luật.
- B. Khuyên bạn nên bỏ công việc này vì trái với quy định của luật lao động.
- C. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc.
- D. Đồng ý với bạn và xin vào làm cùng.
Câu 24: Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật ?
- A. Tố cáo đến thủ trưởng đơn vị người Cảnh sát đã phạt mình.
- B. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát này.
- C. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.
- D. Khiếu nại đến người Cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
Câu 25: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
- A. Phương tiện cất trữ.
- B. Phương tiện thanh toán.
- C. Phương tiện lưu thông.
- D. Thước đo giá trị.
Câu 26: Đang truy đuổi hai đối tượng trộm cắp tài sản, đến cụm dân cư thì không thấy hai đối tượng nên ông H và ông X định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
- A. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
- B. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
- C. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
- D. Nói với hai ông không được vì vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác và đến trình báo với cơ quan công an.
Câu 27: Gia đình ông T ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị H vì lí do hai người không cùng đạo và khác nhau về dân tộc. Vậy trong trường hợp này, gia đình ông T đã không thực hiện quyền bình đẳng giữa các
- A. tôn giáo, vùng miền.
- B. dân tộc, tín ngưỡng.
- C. dân tộc, tôn giáo.
- D. tôn giáo, tín ngưỡng.
Câu 28: Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính bắt buộc cưỡng chế.
- C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 29: Vợ chồng chủ quán phở X đã thường xuyên đánh đập em T là người giúp việc cho gia đình quán phở X. Kết quả giám định thương tích của T cho thấy, tỉ lệ thương tật của em lên đến 11%. Vợ chồng quán phở X đã vi phạm quyền nào sau đây?
- A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 30: A và B là bạn học đại học với nhau, cùng xin vào công ty X, nhưng công ty chỉ tuyển dụng một người. Sau khi cân nhắc hội đồng tuyển dụng công ty X đã tuyển A vì là nữ. Trong trường hợp trên công ty X đã
- A. thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- B. thực hiện quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- C. thực hiện quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- D. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 31: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo. Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
- A. Ông Q và bà G.
- B. Mình ông Q.
- C. Ông U và bà T.
- D. Bố mẹ P và bố mẹ H.
Câu 32: Ủy ban nhân dân xã đồng ý cho công ty A đặt cơ sở sản xuất trên địa bàn của thôn M. Chất thải của công ty A đã gây ra mùi hôi thối khiến người dân sinh sống ở thôn M rất khó chịu. Thôn M đã họp lấy ý kiến của dân về việc này. Nếu là người dân ở thôn M, em sẽ đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
- A. Viết đơn kiện công ty A lên tòa án nhân dân huyện.
- B. Viết đơn tố cáo gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- C. Tập hợp mọi người đến công ty A yêu cầu công ty này dừng hoạt động.
- D. Viết đơn khiếu nại đề nghị chính quyền xã xem xét lại nghĩa vụ của công ty A được quy định trong quyết định cấp phép của mình.
Câu 33: Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nhưng ông M là chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện do đã được công ty X mua chuộc nên ông bảo vệ cho công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bất bình trước việc làm của ông chủ tịch huyện, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu kiện gửi đến tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
- A. Ông M và công ty X.
- B. Công ty X và Y.
- C. Ông H và ông K.
- D. Ông M.
Câu 34: Để huy động làm con đường liên thôn, ông N trưởng thôn đã yêu cầu mỗi hộ gia đình trong thôn đóng góp mỗi khẩu 200 ngàn đồng, khi có thông báo yêu cầu nộp tiền ông D đã không đồng ý và đã lên UBND xã tìm gặp Chủ tịch xã đòi được giải trình, Ông Q là Chủ tịch xã đã không tiếp vì cho rằng đó là việc của thôn thì về thôn giải quyết. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Ông N và ông Q.
- B. Ông N, ông Q và ông D .
- C. Ông N.
- D. Ông Q.
Câu 35: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè nhưng quên không mang túi xách vào nhà nên đã bị mất. Quay trở ra không thấy túi xách bà H hốt hoảng vì trong túi có hơn 10 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm, vì lúc ấy T đang chơi gần đó. Bà H đã gọi anh N con trai và chồng bà là ông M đến để lục soát nhà T, mặc dù T không đồng ý nhưng bà H và anh N cứ thế xông vào nhà. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
- A. Bà H.
- B. Bà H và anh N.
- C. Bà H, anh N và Ông M.
- D. Bà H và ông M.
Câu 36: Chị H và anh T yêu nhau đã được hai năm nay và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố của chị H thì lại muốn chị kết hôn với anh N là người cùng xóm vì anh N có điều kiện tốt hơn anh T, nên ông đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế bố của chị H còn nhờ M, K là anh trai của chị H, đến dọa dẫm anh T và yêu cầu anh T phải chấm dứt tình yêu với chị H. Trong trường hợp này theo em chị H phải làm gì?
- A. Khóc lóc và đòi cưới bằng được.
- B. Chị H căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình để thuyết phục bố.
- C. Chấm dứt tình yêu với Anh T.
- D. Cùng Anh T bỏ trốn.
Câu 37: Anh A đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh A không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh B đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh A làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. B đòi A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng việc B bị thương và xe bị hư hại là không phải do mình mà do cành cây gây ra. B đã gọi anh K và anh S đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
- A. Anh A .
- B. Anh S và anh K.
- C. Anh B, anh K và anh S.
- D. Anh A, anh B, anh K và anh S.
Câu 38: Ông H cho ông G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận, trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này, nhưng ông G không trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô xát. Thấy thế T và Q là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
- A. Ông H.
- B. Ông G, anh T và anh Q.
- C. Ông H, ông B, anh T và anh Q.
- D. Ông G.
Câu 39: Do nghi ngờ H là học sinh lớp 10 lấy cắp xe đạp của con mình nên anh K là công an xã đã bắt H về trụ sở, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, dọa dẫm, ép em phải nhận tội. Thực ra chiếc xe đó đã bị bạn N trong lớp mượn đi mà không báo. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại, anh K mới thả cho H về nhà trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em H do bị anh K khống chế, dọa dẫm nên không dám nói với ai. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
- A. Anh K và mẹ em H.
- B. Anh K.
- C. Anh K và bạn N.
- D. Anh K, bạn N và mẹ em H.
Câu 40: Bạn M và bạn X học cùng lớp với nhau. Biết X có tình cảm với T, nên M đã tìm mọi cách để cản trở tình cảm của X và T. Một hôm đến nhà X chơi, M nhìn thấy thư của T gửi cho X, M đã lén đọc thư rồi kể lại cho N là bạn thân, N đã tung tin nội dung bức thư lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
- A. Bạn N.
- B. Bạn M, N và T.
- C. Bạn M và N.
- D. Bạn M.
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 9
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 314
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 311
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 6
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 303 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 317
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 322 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 309 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 320
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 310
- Đề 3: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 302