Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 19: Tập làm văn (2): Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Bài tập thực hành tiếng việt 4 tập 2. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao.
1. Bài văn miêu tả cái trống trường em của một bạn học sinh dưới đây còn thiếu đoạn kết bài. Em hãy giúp bạn viết đoạn kết bài mở rộng để hoàn chỉnh bài văn:
Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi. Cô giáo chủ nhiệm bảo ít nhất cũng mười hai năm, thế mà trông trống vẫn còn tốt.
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba bốn học sinh nối đuôi nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.
Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín, màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa tựa bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.
Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai to do hai cây mây bện xoắn vào nhau, lớn bằng ngon tay cái. Nhìn từ xa, trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Lúc ấy, trống rung lên và lan tỏa vào không trung những âm thanh kì lạ.
Trống chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: lúc khai giảng, phút bắt đầu của mỗi tiết học, giờ ra chơi, giờ kết thúc buổi học và lễ bế giảng. Những khi đi học trể, nghe trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hiệu hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng niên học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
2. Viết đoạn văn miêu tả chiếc cặp sách của em theo hai cách sau:
- Theo cách kết bài không mở rộng: ................................................
- Theo cách kết bài mở rộng: ...........................................................
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 24: Luyện từ và câu (1) : Câu kể Ai là gì?
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 34: Tập làm văn (2): Điền vào giấy tờ in sẵn
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 29: Tập làm văn (2): Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 25: Tập làm văn (1): Luyện tập tóm tắt tin tức
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 25: Tập làm văn (2): Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 34: Luyện từ và câu (1) : Mở rộng vốn từ: Lạc quan - Yêu đời
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 21: Luyện từ và câu (1) : Câu kể Ai thể nào?
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 25: Luyện từ và câu (2) : Mở rộng vốn từ: Dũng Cảm
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 26: Luyện từ và câu (2) : Mở rộng vốn từ: Dũng Cảm
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 30: Tập làm văn (1): Luyện tập quan sát con vật
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 19: Luyện từ và câu (1) : Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Giải bài tập thực hành tiếng việt 4 tuần 23: Luyện từ và câu (1) : Dấu gạch ngang