Giải toán VNEN 6 bài 7: Tính chất phép cộng các số nguyên
Giải bài 7: Tính chất phép cộng các số nguyên - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 91. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) (-235) + 15 = … ; b) (-46) + 46 = … ;
c) (-157) + (-233) = … ; d) x + (-57) = … biết x = 12;
e) 56 + (-65) = … .
Trả lời:
a) (-235) + 15 = -220 ; b) (-46) + 46 = 0 ;
c) (-157) + (-233) = -390 ; d) 12 + (-57) = -45;
e) 56 + (-65) = -9.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
a) Điền kết quả vào chỗ chấm và nhận xét:
5 + 7 = … | 7 + 5 = … |
(-6) + 8 = … | 8 + (-6) = … |
(-7) + (-3) = … | (-3) + (-7) = … |
(-15) + 15 = … | 15 + (-15) = … |
Trả lời:
5 + 7 = 12 | 7 + 5 = 12 |
(-6) + 8 = 2 | 8 + (-6) = 2 |
(-7) + (-3) = -10 | (-3) + (-7) = -10 |
(-15) + 15 = 0 | 15 + (-15) = 0 |
Nhận xét: Hai số hạng trong phép cộng đổi chỗ cho nhau, nhưng kết quả vẫn không đổi.
b) Ghép các ô có giá trị bằng nhau:
Trả lời:
Các ô có giá trị bằng nhau là A và C; B và G; D và F; E và H.
2. Thực hiện các phép tính
a) Tính và so sánh các kết quả tìm được
- [(-2) + 4] + 3 = …;
- (-2) + (4 + 3) = …;
- [(-2) + 3] + 4 = …;
Trả lời:
- [(-2) + 4] + 3 = 2 + 3 = 5;
- (-2) + (4 + 3) = (-2) + 7 = 5;
- [(-2) + 3] + 4 = 1 + 4 =5.
Nhận xét: Dù đổi vị trí các số hạng nhưng 3 phép cộng vẫn có kết quả như nhau.
b) Tính nhanh
(-12) + (-35) + (-8); (-37) + 65 + (-12) + (-1).
Trả lời:
- (-12) + (-35) + (-8) = -(12 + 8 + 35) = -(20 + 35) = (-55);
- (-37) + 65 + (-12) + (-1) = -(37 + 12 + 1) + 65 = (-50) + 65 = 65 – 50 = 15.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính
a) (-214) + (-120) +(-16); b) 123 + (-176) + (-203) + 17.
Câu 2: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính tổng các số nguyên x, biết:
a) -3 < x < 4; b) -4 < x < 4.
Câu 3: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính
a) 7 + (-13) + 5 + (-7) + 8 + (-15); b) 117 + (-32) + (-117) + (-18).
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Nhiệt độ lúc 7 giờ của phòng ướp lạnh là -10oC. Sau 1 giờ nhiệt độ tại đó giảm 2oC và sau 1 giờ nữa nhiệt độ tăng 7oC. Hỏi lúc 9 giờ nhiệt độ của phòng ướp lạnh là bao nhiêu?
Câu 2: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Một chiếc máy bay bay ở độ cao 7650m so với mặt đất. Do thời tiết xấu nên máy bay bay lên cao hơn 2357m và sau đó một thời gian nó lại hạ thấp xuống 1320m. Hỏi sau hai lần thay đổi, máy bay bay ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất?
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính nhanh:
a) 2 + (-25) + 41 + (-2) + 25 + (-41);
b) 10 + (-17) + 5 + (-7) + 17 + (-15);
c) (-22) + (-14) + 17 + (-24) + 13 + 30.
Câu 2: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tìm tổng của các số nguyên x, biết:
a) -22 < x < 23; b) -36 < x < 34.
Câu 3: Trang 93 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính tổng S = a + |a|+ a + |a|+ … + a + |a|, biết rằng a là số nguyên và tổng S có 2014 số hạng.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 trang 44 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C mà điểm C nằm giữa A và B. Đo và so sánh AC + CB với AB.
- Giải VNEN toán đại 6 bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập
- Giải câu 2 trang 45 toán VNEN 6 tập 1
- Giải câu 3 trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải câu 1 trang 72 sách toán VNEN lớp 6
- Giải câu 2 phần D trang 48 toán VNEN 6 tập 1
- Giải câu 2 phần E trang 48 toán VNEN 6 tập 1
- Giải câu 1 trang 63 sách toán VNEN lớp 6
- Giải câu 2 trang 17 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Dùng ba chữ số 8; 3; 0 hãy viết các số tự nhiên lớn nhất, nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau mà các chữ số khác nhau.
- Viết kết quả phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: