Gốm Bát Tràng tinh hoa của người Tràng An

  • 1 Đánh giá

Gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống của người Tràng An. Xuất hiện từ rất sớm, từ thế kỉ thứ XIV, làng gốm sứ Bát Tràng đã có hơn 700 năm tồn tại và phát triển. Chắc chắn trong khoảng thời gian ấy không tránh khỏi những biến động và thăng trầm song những nghệ nhân Bát Tràng vẫn luôn cố gắng gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, mọi thứ đều thay đổi để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của con người. Gốm sứ Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống của người Tràng An. Xuất hiện từ rất sớm, từ thế kỉ thứ XIV, làng gốm sứ Bát Tràng đã có hơn 700 năm tồn tại và phát triển. Chắc chắn trong khoảng thời gian ấy không tránh khỏi những biến động và thăng trầm song những nghệ nhân Bát Tràng vẫn luôn cố gắng gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Gốm Bát Tràng sở dĩ vẫn có chỗ đứng trên thị trường và khẳng định được danh tiếng của mình với người dùng cũng chính bởi cái tâm của những nghệ nhân gốm của làng. Trước khi làng gốm Bát Tràng được thành lập, làng chủ yếu là buôn bán cau khô và nước mắm, làm nông nghiệp. Sở dĩ người dân Bạch Bát chọn Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội làm điểm dừng chân vì ở đây có một mỏ đất sét trắng - một thứ nguyên liệu quan trọng và rất thích hợp để làm gốm.

Làm gốm là một nghề nhìn thì tưởng như đơn giản nhưng thực chất lại là một nghề vất vả, phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn của người làm nghề. Để làm ra được một sản phẩm gốm Bát Tràng hoàn chỉnh phải trải qua ba giai đoạn lớn: Tạo cốt gốm, trang trí hoa văn - phủ men và nung. Mỗi một công đoạn đều có những yêu cầu kĩ thuật riêng. Chỉ riêng việc tạo cốt gốm cũng đã phải mất hàng tháng thậm chí nửa năm trời. Bởi lẽ, để có được loại đất sét đẹp, dẻo, mềm, không dễ vỡ, người làm gốm sẽ phải chọn đất sét một cách tỉ mỉ, ngâm đất, pha trộn theo công thức gia truyền. Đất sau khi xử lí sẽ được cắt thành từng khối để tạo dáng, phơi sấy và thành hàng mộc. Sau khi các sản phẩm gốm đã thành hình, những nghệ nhân sẽ vẽ trang trí hoa văn một cách thủ công, trực tiếp lên sản phẩm. Tiếp đến là phủ lớp men gốm rồi mang đi nung ở nhiệt độ 1200 - 1300 độ C. Nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.

Công đoạn chế tạo gốm ở đâu cũng giống nhau nhưng những nét đặc trưng trong từng sản phẩm gốm ở mỗi nơi mỗi khác. Gốm Bát Tràng hầu hết được sản xuất theo lối thủ công, tức là người nghệ nhân sẽ tự tay làm hết mọi việc: từ chọn đất, xử lý, pha chế, tạo dáng, vẽ trang trí, phủ men đến nung gốm. Chính vì thế, mỗi một sản phẩm gốm Bát Tràng đều thể hiện được tay nghề và tài năng sáng tạo của người thợ gốm. Gốm Bát Tràng cũng là loại gốm có cốt dày, chắc và nặng, lớp men trắng thường ngả màu đục. Dựa vào ý nghĩa sử dụng mà có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng thành đồ gốm gia dụng, đồ gốm dùng là đồ thờ cúng và đồ trang trí.

Ngày nay, gốm Bát Tràng đang dần mất đi tên tuổi vì bị chèn ép bởi gốm sứ rẻ tiền, cẩu thả du nhập từ Trung Quốc và được tiêu thụ tràn lan trên thị trường. Nhưng với những người sành chơi, họ có thể phân biệt được gốm sứ Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc. Gốm sứ Bát Tràng có một các dòng men cổ, đặc trưng là men lam, men nâu, men trắng (ngà), men ngọc và men rạn. Lớp men được phủ đều trên bề mặt của gốm, bóng và nhìn rất “khôn” chứ không phải là màu dại, mờ nhạt và hời hợt như gốm của Trung Quốc. Cốt gốm Bát Tràng cũng dày, nặng, chắc hơn nhiều so với gốm Tàu. Đặc biệt, một đặc trưng của gốm Trung Quốc nói riêng và hàng Trung Quốc nói chung là sự đa dạng về mẫu mã, đồng nhất trong hình thức và rất đẹp, rất bắt mắt nhưng lại dập khuôn, mười cái như một không có nét đặc sắc nào. Khác với gốm sứ Trung Quốc, gốm Bát Trang được làm một cách thủ công từ đầu đến cuối nên hoa văn trang trí vừa thể hiện được tài năng, cá tính của người nghệ sĩ, vừa không tránh khỏi những sai sót trong quá trình vẽ.

Thời xưa, thợ gốm thường giấu nghề, những bí quyết riêng và chỉ truyền lại cho người kế nghiệp để đảm bảo bí quyết ấy không bị lộ ra ngoài. Nhưng đến hiện tại, trong quá trình sản xuất và phát triển, con người Bát Tràng đã ý thức hơn về tinh thần cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp. Tuy không được truyền bá một cách công khai nhưng những thợ gốm lành nghề đã chia sẻ, truyền thụ lại những kinh nghiệm, bí quyết cho thanh niên, dân trong làng. Với người Bát Tràng nói riêng và người Hà Nội nói chung gốm sứ là một phần của cuộc sống và là niềm tự hào của họ, dù là thời xưa hay đến tận bây giờ.


  • 1 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021