Lý thuyết Địa Lí 11 bài 9 Lý thuyết Địa lý 11 bài 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Lý thuyết Địa Lí 11 bài 9 - Nhật Bản với phần tóm tắt chi tiết về điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế trong bài viết dưới đây.

  • Diện tích: 378 nghìn km2
  • Dân số: 127,7 triệu người ( năm 2005)
  • Thủ đô: Tô ki ô

I. Điều kiện kinh tế

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

  • Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Đông Á
  • Lãnh thổ kéo dài theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.

Thuận lợi:

  • Giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển, thuộc khu vực kinh tế sôi động.
  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Khó khăn:

  • Tiếp thu KH-KT muộn hơn so với các nước châu Âu.
  • Thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương nên có nhiều bất ổn (động đất, núi lửa, sóng thần…) ảnh hưởng tới kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên:

  • Khí hậu: thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt => Đa dạng cây trồng, vật nuôi.
  • Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng

II. Dân cư

  • Đông dân, tập trung ven biển
  • Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần
  • Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
  • Giáo dục được chú ý đầu tư.
  • Tỉ lệ người già ngày càng cao.

III. Tình hình phát triển kinh tế.

Tóm tắt kinh tế Nhật qua các thời kì

  • Trước năm 1973: Kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
  • 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
  • 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
  • Sau năm 1973: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
  • Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, tài chính trên thế giới.

Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

1. Hôn-xu

  • Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
  • Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

2. Kiu-xiu

  • Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
  • Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

3. Xi-cô-c­ư

  • Khai thác quặng đồng.
  • Nông nghiệp đóng vai trò chính.

4. Hô-cai-đô

  • Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
  • Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
Chủ đề liên quan