Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng giới trẻ có những hành vi thiếu văn hóa Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay

Nội dung
  • 3 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo những bài văn ngắn mẫu hay để hoàn thiện yêu cầu đề bài Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay nhằm học tốt Ngữ văn 9.

Đề bài: Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau: “Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ…” (Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” – Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay - mẫu 1

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay - mẫu 2

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì những giá trị về đạo đức, giá trị con người lại càng thay đổi. Đặc biệt là ở giới trẻ, khi mà có những trường hợp với những hành động phản cảm đi ngược lại với truyền thống của dân tộc ta. Như là hành động “một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ…” - (Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” – Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

Hành động của cô thiếu nữ đó thể hiện một sự tư duy, lối sống và cách hành động vô cùng thiếu văn hóa. Ở Việt Nam, người con gái luôn được giáo dục rằng phải biết nết na, thùy mị, biết học ăn học nói học đứng học ngồi, biết trên biết dưới, biết trong biết ngoài. Đủ thấy sự quan trọng trong cách ứng xử của người con gái. Vậy mà cô thiếu nữ trên lại có những hành động bất kính “trên những bia mộ liệt sỹ”. -- một nơi trang nghiêm, đáng ra phải tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Không những thế còn đăng lên facebook cho mọi người xem. Đủ thấy sự suy đồi trong cách sống và suy nghĩ của cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn này”. Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… là không ít. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức, văn hóa đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Đó là những hành vi bạo lực học đường. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Hay vấn đề ăn mặc hở hang của các bạn thanh niên hiện nay. Quá ngắn, quá mỏng, quá hở hoặc kì quặc là những từ người ta thường dùng để chỉ phong cách ăn mặc này. Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… vẫn thường xuất hiện trên đường phố. Mục đích là tạo ra sự khác biệt, gây chú ý từ người khác. Nhưng điều mà các bạn trẻ chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, kín đáo, phù hợp. Cái các bạn quan tâm là sự lập dị, bụi bặm hoặc hở hang. Một xu hướng thời trang “lệch chuẩn” có dấu hiệu bùng phát mạnh.

Vậy nguyên nhân của những hành vi thiếu lệch chuẩn đó là do đâu? Khách quan mà nói đó có thể do thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Khi mà cha mẹ quá chú trọng vào công việc kiếm tiền mà không để ý tới suy nghĩ và hành động của con cái mình. Để cho chúng tự do phát triển theo hướng tiêu cực.Không hiểu hết được những giá trị văn hóa, truyền thống của con người Việt Nam. Hay do ảnh hưởng từ phim ảnh, intrernet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến. Điều này cũng rất dễ thấy, khi mà hiện nay mạng xã hội, các trang kênh giải trí ngày một phát triển. Tiếp cận tới thanh thiếu niên theo nhiều hướng khác nhau. Nó như một con dao hai lưỡi. Một phần là những lợi ích không thể phủ nhận như cung cấp thông tin, kết nối moi người… Nhưng một phần nó cũng ảnh hưởng xấu tới người dùng đặc biệt là những bạn thanh thiếu niên khi có quá nhiều thông tin tiêu cực, gây shock…Còn nguyên nhân chủ quan là do chính bản thân của mỗi người. Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa. Họ bỏ mặc mình buông thả mà không hề có suy nghĩ mình phải tốt lên, mặc cho gia đình quan tâm và giáo dục như nào.

Hậu quả của những hành động thiếu văn hóa, thiếu suy nghĩ của giới trẻ là rất lớn. Đầu tiên nó sẽ ảnh hưởng tới chính bản thân họ. Họ sẽ bị cả xã hội lên án, chỉ trích vì những hành động đi ngược chuẩn mực của mình. Điều đó đôi khi sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của họ. Khiến họ cảm thấy sợ hãi khi phải một mình hứng chịu tất cả những lời lẽ không mấy dễ chịu của xã hội, truyền thông. Không chỉ ảnh hưởng tới bản thân, những hành động đó còn ảnh hưởng tới xã hội, tới những người xung quanh, gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"... Tác động không tốt đến những người trẻ khác.

Để khắc phục những tình trạng đó cần nâng cao nhận thức ở giới trẻ. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Ở những đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". Để các bạn trẻ có thể hiểu được vẻ đẹp của các giá trị truyền thống từ đó mà có những hành động đúng đắn, đúng chuẩn mực. Những hình ảnh phản cảm trong cuộc sống ngày thường cũng như trên các mạng xã hội cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khác, nhắc nhở và giáo dục để cho các bạn trẻ thay đổi suy nghĩ và hành động của mình. Hướng tới hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực hơn.

Qua những hiện tượng lệch chuẩn trên em thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay - mẫu 3

Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân là cơ sở đánh giá cả về học vấn lẫn ý thức. Từ xưa đến nay, kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam có không ít những câu chuyện, những lời hát, lời ca ý nghĩa ẩn chứa bài học ứng xử lễ nghĩa chuẩn mực. Cho đến ngày nay, văn hóa ứng xử vẫn luôn là vấn đề nổi cộm trong xã hội, đặc biệt là đối tượng giới trẻ, tương lai và bộ mặt của đất nước.

Ứng xử được định nghĩa là sự giao tiếp cả về lời nói và cử chỉ của con người khi gặp các tình huống xã hội. Mỗi người sẽ có một thái độ, hành vi khác nhau khi bị đặt vào trong cùng một trường hợp bị tác động, tùy thuộc vào tính cách và học thức của người đó. Cách ứng xử chính là tấm gương phản chiếu thẳng thắn nhất bản chất của mỗi người, cách bạn nói năng, hành xử với những người xung quanh quyết định bạn là ai, bạn đáng giá bao nhiêu.

Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động "ga - lăng" như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,... Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.

Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay - mẫu 4

Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.

Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.

Chủ đề liên quan