Soạn bài Cảnh khuya giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Dựa vào đoạn văn dưới đây, em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh Khuya bằng hai câu.
..................................
3. Tìm hiểu về từ đồng âm
a. Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
.........................................
4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
a. Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ
.............................................
Bài làm:
2.Tìm hiểu văn bản
a. Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn. Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
Cảm xúc: tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
c.
- 1. Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng.
- 2. Biện pháp so sánh tiếng suối trong với tiếng hát ca.=> Tác dụng: gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng của tiếng suối
- 3. Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất. => Vẽ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng.
- 4. Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng là tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả xen lẫn trong mỗi câu từ.
d.
- 1. Chiều sâu tâm hồn của tác giả: tâm hồn nghệ sĩ và tâm hồn chiến sĩ
- 2. Bởi điệp ngữ “chưa ngủ”:
- Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.
- Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm
e.Từ hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya, em hiểu bác là người luôn yêu thiên nhiên, yêu quê hương và luôn một lòng hướng về nhân dân, đất nước
g. Đặc sắc ở nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp dãi bày tình cảm , tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân, với nước.
3. Tìm hiểu về từ đồng âm
a. Giải thích nghĩa của:
- Lồng (1):
- Lồng (Trăng lồng cổ thụ ): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
- Lồng( lồng hoa) : bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
- Lồng (2): Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá. Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,...
- Lồng (3): Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ. Ý muốn nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo
b. Nghĩa của các từ lồng trên có không liên quan gì đến nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.
c, Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
d. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
4. Tìm hiểu về các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
a. Các yếu tố trong bài cảnh khuya:
- Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
- Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
=> Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Các yếu tố trong đoạn trích:
- Yếu tố tự sự: kế về việc bố ngâm chân, rên mình đau nhức việc bố đi giăng câu.
- Yếu tố miêu tả tập trung tả bàn chân của bố: màu, ngón, gan, mu của bàn chân, thúng câu, ống câu của bố, hòm đồ nghề cắt tóc...
- Cảm nghĩ: niềm thương cảm sâu sắc của con đối với cha
=> Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm khó thực hiện được và hạn chế sự xúc động vì chúng thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Mục đích:
- Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Bánh trôi nước giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Cổng trường mở ra giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Những câu hát nghĩa tình giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tiếng gà trưa giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Cổng trường mở ra giản lược nhất
- Soạn bài Tiếng gà trưa giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Tiếng gà trưa giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Bạn đến chơi nhà giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Sông núi nước Nam giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động