Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giải quyết công việc theo lẽ phải,công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đây là biểu hiện của phẩm chất nào sau đây ?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Chí công vô tư.
  • C. Trung thưc.
  • D. Tự trọng.

Câu 2: Người chí công vô tư, khi giải quyết công việc luôn

  • A. thiên vị bạn bè và người thân.
  • B. nhường nhịn giúp đỡ người yêu.
  • C. tôn trọng lẽ phải, công bằng, không thiên vị.
  • D. ưu tiên người có chức quyền.

Câu 3: Khi giải quyết công việc người chí công vô tư luôn xuất phát từ

  • A. lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.
  • B. lợi ích chung lên lợi ích tập thể.
  • C. lợi ích tập thê sau lợi ích cá nhân.
  • D. lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 4: Chí công vô tư đem lại

  • A. lợi ích cá nhân mỗi người.
  • B. lợi ích của xã hội chung.
  • C. lợi của một nhóm người.
  • D. lợi ích tập thể và cộng đồng.

Câu 5: Theo em việc làm nào không chí công vô tư ?

  • A. Làm việc vì lợi ích chung.
  • B. Giải quyết công việc công bằng.
  • C. Chỉ chăm lo lợi ích của mình.
  • D. Phân công trách nhiệm không thiên vi.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện không công bằng ?

  • A. Lớp trưởng ghi tên và nhắc nhở tất cả các bạn vi phạm kỷ luật.
  • B. Cô giáo phê bình và kỉ luật những bạn vi phạm nội qui lớp học.
  • C. Bạn Lan chỉ chuyên học tập, không tham gia hoạt động tập thể.
  • D. Lớp phó học tập nhắc nhở ghi tên những bạn bỏ bài, lười học.

Câu 7: Em đồng tình với việc làm nào sau đây ?

  • A. Giải quyết công việc thiên vị.
  • B. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân.
  • C. Dùng tiền bạc của nhà nước cho cá nhân.
  • D. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.

Câu 8: Câu nói của Bác Hồ: “Phải để công việc, việc nước lên trên,lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào sau đây ?

  • A. Pháp luật và kỷ luật.
  • B. Tôn trọng người khác.
  • C. Tôn trọng lẽ phải.
  • D. Chí công vô tư.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?

  • A. Bỏ qua lỗi cho nhân viên thân cận.
  • B. Bảo vệ ý kiến người đã giúp đỡ mình.
  • C. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm
  • D. Dành đặc ân cho người có tiền.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây thể hiện chí công vô tư ?

  • A. Chỉ làm nhưng gì khi có lợi cho bản thân.
  • B. Không chịu hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể.
  • C. Giải quyết công việc ưu tiên người nhà ,thân quen.
  • D. Phản đối hành vi cá nhân đi ngược lại lợi ích tâp thể.

Câu 11: Biểu hiện nào trái ngược với chí công vô tư ?

  • A. Hi sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích tập thể.
  • B. Tòa án xét xử đúng người đúng tội.
  • C. Tính toán, so đo thiệt hơn khi làm mọi việc.
  • D. Giải quyêt công việc không ưu tiên người nhà.

Câu 12: Em đồng ý với việc ý kiến nào dưới đây ?

  • A. Đã là bạn thân giấu khuyết điểm của nhau trước lớp.
  • B. Trong nhà người em luôn được phần nhiều hơn anh chị.
  • C. Cha mẹ luôn đối xử con trai và con gái như nhau.
  • D. Con nhà cán bộ được ưu ái hơn con nông dân.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thê hiện chí công vô tư ?

  • A. Nam chỉ ghi tên những bạn nói chuyện mà mình không thích.
  • B. Hồng tích cực tham gia hoạt động tập thể khi thấy có lợi cho mình.
  • C. Cô giáo chỉ phê bình và kỷ luật những em hay thăc mắc.
  • D. Lớp trưởng, học sinh vi phạm đều bị kỷ luật.

Câu 14: Đối tượng nào cần có phẩm chất chí công vô tư ?

  • A. Người lao động.
  • B. Người lãnh đạo.
  • C. Học sinh, sinh viên.
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 15: Em đồng ý việc làm nào sau đây ?

  • A. Biết bố buôn bán ma túy nhưng không tố cáo.
  • B. Ba bạn bỏ học đi chơi điện tử chỉ kỷ luật một bạn.
  • C. Người quen bác sĩ, đi khám bệnh đều phải xếp hàng.
  • D. Anh Nam tìm mọi cách không đi nghĩa vụ quân sự.

Câu 16: Theo em cần ủng hộ hành vi nào ?

  • A. Kiên quyết loại bỏ người không có đủ năng lực vào làm việc.
  • B. Bao che cho những người thân khi họ phạm tội.
  • C. Nhân danh tập thể để trục lợi cá nhân.
  • D. Lãnh đạo tìm cách trù dập những người tố cáo mình.

Câu 17: Em không đồng ý với việc làm nào sau đây ?

  • A. Thầy Hùng dạy thêm cho học sinh nghèo không thu tiền.
  • B. Bác Lâm tình nguyện hiến đất vườn làm đường cho cho bà con.
  • C. Lan tích cực tình nguyện giúp thí sinh mùa thi khi cơ nhỡ.
  • D. Ông Tú ưu tiên đưa người thân vào cơ quan do mình quản lí.

Câu 18: Lan làm lớp trưởng, chơi thân với Hằng, hàng ngày Hằng thường xuyên đi học muộn, quên đồng phục với cương vị là bạn thân,lớp trưởng. Theo em Lan nên lưa chọn cách ứng xử nào sau đây ?

  • A. Bao che cho bạn.
  • B. Nói thẳng không giữ ý.
  • C. Bỏ qua cho bạn.
  • D. Góp ý giúp bạn tiến bộ.

Câu 19: Mục đích của việc xây dựng tình hữu nghị

  • A. Để nước nghèo được nhận viện trợ của nước giàu có.
  • B. Thế giới không còn bệnh tật.
  • C. Để được tham gia nhiều những cuộc biểu tình chống chiến tranh.
  • D. Tạo điều kiện để các nước cùng nhau giải quyết hiệu quả những vấn đề toàn cầu.

Câu 20: Tính đến năm 2009 Việt Nam đã có quan hệ về ngoại giao và kinh tế với bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ trên thế giới?

  • A. Có quan hệ ngoại giao với 166 nước và quan hệ kinh tế với 221 nước, vùng lãnh thổ
  • B. Có quan hệ ngoại giao với 167 nước và quan hệ kinh tế với 222 nước, vùng lãnh thổ
  • C. Có quan hệ ngoại giao với 169 nước và quan hệ kinh tế với 224 nước, vùng lãnh thổ.
  • D. Có quan hệ ngoại giao với 168 nước và quan hệ kinh tế với 223 nước, vùng lãnh thổ

Câu 21: Câu nào sau đây thể hiện tình hữu nghị?

  • A. Quan san muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em
  • B. Ra đi vừa gặp bạn hiền/ Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
  • C. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
  • D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 22: Việc nước này can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là

  • A. hành động có lợi cho việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
  • B. hành động cần thiết để xây dựng nền kinh tế văn hóa mới cho nước bạn.
  • C. hành động không có lợi trong quá trình xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
  • D. hành động giúp các nước tránh xung đột và nguy cơ chiến tranh.

Câu 23: Trường hợp nào sau đây cần phê phán?

  • A. Nước phát triền cử chuyên gia sang giúp đỡ nước chậm phát triển.
  • B. Phối hợp với cảnh sát quốc tế để truy bắt tội phạm.
  • C. Nước lớn tìm cách gây sức ép và buộc nước nhỏ phải theo.
  • D. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyêt bất đồng, mâu thuẫn.

Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không đúng về vấn đề hợp tác?

  • A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.
  • B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
  • C. Hợp tác sẽ tăng cường tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

Câu 25: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau.
  • B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác.
  • C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn.
  • D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác.

Câu 26: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?

  • A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển.
  • B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình.
  • C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu
  • D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình.

Câu 27: Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Xoá bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.
  • B. Tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, hợp tác lẫn nhau.
  • C. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.
  • D. Giúp giải quyết có hiệu quả những vấn đề mang tính toàn cầu.

Câu 28: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

  • A. Học sinh không thể rèn luyện được tinh thần hợp tác vì còn nhỏ,
  • B. Chỉ những người làm lãnh đạo mới cần thể hiện tinh thần hợp tác.
  • C. Mọi người đều thể hiện và xây dựng được tinh thần hợp tác.
  • D. Không hợp tác với ai để không mất thời gian của bản thân.

Câu 29: Trường hợp nào sau đây cần phê phán?

  • A. Nước phát triền cử chuyên gia sang giúp đỡ nước chậm phát triển.
  • B. Phối hợp với cảnh sát quốc tế để truy bắt tội phạm.
  • C. Nước lớn tìm cách gây sức ép và buộc nước nhỏ phải theo.
  • D. Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyêt bất đồng, mâu thuẫn.

Câu 30: Ý kiến nào dưới đây không đúng về vấn đề hợp tác?

  • A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.
  • B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
  • C. Hợp tác sẽ tăng cường tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
  • D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

Câu 31: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  • A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau.
  • B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác.
  • C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn.
  • D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác.

Câu 32: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?

  • A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển.
  • B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình.
  • C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu
  • D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình.

Câu 33: Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Xoá bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.
  • B. Tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, hợp tác lẫn nhau.
  • C. Những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.
  • D. Giúp giải quyết có hiệu quả những vấn đề mang tính toàn cầu.

Câu 34: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

  • A. Học sinh không thể rèn luyện được tinh thần hợp tác vì còn nhỏ,
  • B. Chỉ những người làm lãnh đạo mới cần thể hiện tinh thần hợp tác.
  • C. Mọi người đều thể hiện và xây dựng được tinh thần hợp tác.
  • D. Không hợp tác với ai để không mất thời gian của bản thân.

Câu 35: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

  • A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
  • B. Con cháu kính trọng ông bà.
  • C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
  • D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 36: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá

  • A. hiện đại theo thời cuộc.
  • B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
  • C. tao ra sức sống cho con người.
  • D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

Câu 37: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

  • A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống đoàn kết.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D.Truyền thống văn hóa.

Câu 38: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
  • C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
  • D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 39: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
  • B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
  • C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.
  • D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 40: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?

  • A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.
  • B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ
  • C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài
  • D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.
Xem đáp án
  • 74 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021