Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới nhằm mục đích gì? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị?
Bài làm:
Hiện nay, bên việc chú trọng phát triển kinh tế trong nước, Đảng và Nhà nước còn đẩy mạnh chính sách hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là:
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục...).
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Sở dĩ, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới vì:
- Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
- Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợ tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
Để góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị, là một công dân – học sinh, em nhận thấy mình cần phải:
- Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sing quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu ...
- Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẵn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức...
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Giải GDCD 11 bài 11 câu 1
- Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh. Câu 4 trang 114 sgk GDCD 11
- Thành phần kinh tế tập thể là gì? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh. Câu 3 trang 114 sgk GDCD 11
- Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo Câu 2 trang 109 sgk Giáo dục công dân 11
- Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Câu 6 trang 48 SGK GDCD lớp 11
- Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Câu 1 trang 80 SGK GDCD lớp 11
- Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
- Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa. Câu 2 trang 42 SGK GDCD lớp 11
- Trình bày tính hai mặt của cạnh tranh? Giải GDCD 11 bài 4
- Em hãy nêu và phân tích các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ?