Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
Câu 1: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?
Theo em, ai nói đúng? Vì sao?
Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?
Bài làm:
Theo em, người nói đúng chính là Minh vì: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:
- Do lao động tạo ra
- Có công nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.
=> Như vậy, mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
Liên hệ với tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây, nhờ những cơ chế, chính sách và pháp luật của Đảng và nhà nước nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. Hàng năm, số lượng hàng hóa ở nước ta được sản xuất nhiều hơn, mẫu mã đẹp hơn, đa dạng hơn, chất lượng tốt, giá thành đảm hợp lí và có sức cạnh tranh lớn như một số mặt hàng như dệt may, gạo, dày da,…
Ngoài ra, các nhà sản xuất còn năng động, sáng tạo…để tạo ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng ngày càng có niềm tin đối với các mặt hàng ở trong nước.
Tuy nhiên, trong nước vẫn còn nhiều hiện tượng trốn thuế, một bộ phận sử dụng các chất độc hại để sản xuất hàng hóa thu lợi nhuận cao…gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, các mặt hàng ở nước ta còn chịu nhiều áp lực từ xu thế hội nhập, bởi sản phẩm còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường bên ngoài.
Chính vì vậy, để giúp hàng hóa ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường, chúng ta cần phải lên án, tố cáo những hành vi sai trái trong sản xuất hàng hóa, biết vận dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành cao…
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo Câu 2 trang 109 sgk Giáo dục công dân 11
- Giải GDCD 11 bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Câu 5 trang 35 SGK GDCD lớp 11
- Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Giải GDCD 11 bài 10
- Giải GDCD 11 bài 2 GDCD 11 bài 2: Hàng hóa – tiền tệ thị trường
- Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Câu 5 trang 118 sgk GDCD 11
- Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
- Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây? Câu 2 trang 35 SGK GDCD lớp 11
- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Giải GDCD 11 bài 12
- Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Dựa vào kiến thức của mình, em hãy kể tên một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực?
- Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định? Bài 3 trang 26 GDCD 11