Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?
Câu 7: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai
Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?
Bài làm:
Ông già và biển cả là một tác phẩm rất giàu ý nghĩa biểu tượng:
- Ông lão Santiago: ( Sant – ông thánh -> gợi liên tưởng đến chúa Giesu :tay chân trầy xước, rướm máu, lúc thuyền lên bờ ông lão tháo cột buồm nặng nhọc vác trên vai giống biểu tượng chúa trên thánh giá): Ông lão là biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. Khi không một ai trong làng chài, trừ cậu bé Mondoli, tin rằng ông lão sẽ bắt được một con cá lớn thì chuyến ra khơi cuối cùng của ông lão đã chứng minh điều ngược lại.
- Con cá kiếm : tượng trưng cho những khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp.
- Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.
- Biển: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.
Đồng thời, đây cũng là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê theo nguyên lí tảng bằng trôi. Những gì chúng ta nhìn thấy trong đoạn trích chỉ là một phần của tảng bằng, phần còn lại bị chìm sâu xuống tạo thành những khoảng trống văn học để người đọc có thể tìm tòi, phát hiện.
- Phần nổi của tàng băng chính là cuộc ra khơi trong 84 ngày đêm của ông lão Santiago và cuộc vật lộn không ngừng nghỉ với con cá kiếm khổng lồ. Và cuối cùng ông lão cũng săn được con cá và trở về đất liền nhưng đàn cá mập đã xẻ thịt con cá nên Santiago chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.
- Phần chìm của tảng băng có thể hiểu là:
- Cuộc đời của con người là cuộc hành trình miệt mài đi tìm kiếm khát vọng và không bao giờ tới được với cái đích của mình: như ông lão đã câu được con cá kiếm khổng lồ song ông chỉ mang về được một bộ xương mà thôi.
- Thứ có giá trị với người này, lại là thứ vô giá trị với người khác: con cá kiếm với với Santiago là thành quả cho cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên, nhưng với những du khách thì đó chỉ là một bộ xương cá, không có giá trị.
- Cuộc chiến giữa ông già và con cá kiếm là cuộc chiến sinh tồn giữa con người với thiên nhiên rộng lớn, là cuộc chinh phục tự nhiên.
- Ông lão và con cá đều là biểu tượng của cái đẹp: Ông lão là con người đẹp (với ý chí, nghị lực và suy nghĩ về con cá). Con con cá là hiện thân cho vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận về nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
- Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của anh chi
- Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết
- Anh chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy –e:” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do
- Nội dung chính bài Số phận con người
- Phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
- Theo anh chị nét văn hóa gây ấn tượng trong ngày tết Nguyên Đán của Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết của anh chị về vấn đề này?
- Soan văn 12 bài Văn bản tổng kết trang 173 sgk
- An-đrây Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)
- Đề 3 bài làm văn số 6 lớp 12 trang 68 sgk: về một truyện ngắn...
- Qua số phận của cả hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông